Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 85)

Từ kinh nghiệm trong chính sách và quản lý của các nƣớc đã thực hiện hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài nhƣ sau

- Về phía Nhà nước

Nhà nƣớc cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Đặc biệt, Nhà nƣớc cần có một lộ trình đầu tƣ thích hợp với điều kiện và mục đích đầu tƣ của Việt Nam

Thúc đẩy các hoạt động R&D trong các doanh nghiệp bằng các chính sách ƣu đãi về thuế, tài chính,...

23

Đào tạo nguồn lao động chất lƣợng cao, nhanh nhạy, năng động với tình hình đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.

Thành lập một số cơ quan hỗ trợ cho hoạt động của các nhà đầu tƣ nhƣ Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Việt Nam.

- Về phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần có chiến lƣợc đầu tƣ tổng thể, dài hạn và rõ ràng bên cạnh hội tụ đủ những yếu tố về tài chính, quản lý và lợi thế của doanh nghiệp.

Chú trọng vào đầu tƣ cho hoạt động R&D để đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

Phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự hỗ trợ và ƣu đãi của Chính phủ trong quá trình đầu tƣ ở nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần thực hiện định kỳ báo cáo đầu tƣ để các cơ quan quản lý nhà nƣớc có những chính sách thiết thực hơn, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp.

24

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1989 - 2013 2.1. Thực trạng của hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2013

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta thực hiện chủ trƣơng Đổi mới toàn diện đất nƣớc và mở cửa nền kinh tế. Dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đầu tiên của Việt Nam đƣợc ghi nhận vào năm 1989 là dự án liên kết giữa đối tác Việt Nam và một đối tác của Nhật Bản với số vốn đăng ký là 563.380 USD. Trong khoảng 10 năm sau đó, hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài diễn ra lẻ tẻ, tự phát và chƣa trở thành một xu hƣớng. Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động này bắt đầu trở nên phổ biến và trở thành một hƣớng đi mới cho các doanh nghiệp. Số lƣợng dự án và vốn đăng ký đầu tƣ cũng tăng lên đáng kể qua từng giai đoạn.

Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo từng giai đoạn

Giai đoạn 1989 - 1998 Giai đoạn 1999 - 2005 Giai đoạn 2006 – 2013

Số vốn đăng ký (triệu USD) 13,6 567,7 18.948,7

Số dự án (dự án) 17 127 774

Quy mô vốn/dự án (triệu USD) 0.8 4,47 24,48

Nguồn: Số liệu thống kê hàng năm - Tổng cục thống kê

2.1.1. Về chủ đầu tư

Hiện tại, chƣa có một số liệu thống kê cụ thể về các chủ thể đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Qua quan sát và nghiên cứu, tác giả nhận thấy chủ thể đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam không đa dạng. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc nhƣ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông

25

Quân đội Viettel với tiềm lực tài chính dồi dào đã không gặp quá nhiều khó khăn khi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Đến nay, một số doanh nghiệp đã bƣớc đầu mang lợi nhuận về nƣớc, điển hình là Tập đoàn Viettel. Theo số liệu thống kê từ Tập đoàn, tính đến hết năm 2013, lợi nhuận lũy kế của các hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là gần 150 triệu USD. Trong những năm tới, lợi nhuận của Viettel sẽ hứa hẹn tăng thêm do những dự án viễn thông đƣợc đầu tƣ tại Mozambique, Haiti đã bắt đầu đạt tăng trƣởng dƣơng.

Bên cạnh các tập đoàn Nhà nƣớc thì các tập đoàn tƣ nhân và các công ty cổ phần là những chủ thể đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài chính hiện nay của Việt Nam. Đó là Tập đoàn FPT, công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, CT Group hay Gemadept... Đây là những tập đoàn, công ty lớn, uy tín và có tiềm lực tài chính mạnh trong nƣớc. Đặc biệt, họ có những chiến lƣợc đầu tƣ rõ ràng, khả thi với tỷ suất sinh lời cao.

Ngoài ra, một số các cá nhân và các loại hình công ty khác cũng thực hiện đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài nhƣng không đáng kể về lƣợng vốn và dự án.

2.1.2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ ra nƣớc ngoài đƣợc quy định tại Luật đầu tƣ và Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.

- Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ

Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ sau: Dự án đầu tƣ thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nƣớc từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Dự án đầu tƣ khác có sử dụng vốn nhà nƣớc từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

26

Sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận đầu tƣ cho các dự án nhƣ trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.

Các dự án còn lại, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tiếp nhận, xem xét và tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ.

- Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tƣ

Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tƣ hiện nay đƣợc công khai trên website của Cục đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Về cơ bản, quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ áp dụng đối với dự án đầu tƣ có quy mô vốn đầu tƣ dƣới 15 tỷ đồng Việt Nam và từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Hộp 2.2. Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam.

Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ áp dụng đối với dự án đầu tƣ có quy mô vốn đầu tƣ dƣới 15 tỷ đồng Việt Nam. Hồ sơ dự án đầu tƣ gồm:

- Văn bản đăng ký dự án đầu tƣ.

- Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng đối với nhà đầu tƣ là tổ chức; hoặc Giấy chứng minh thƣ nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tƣ là cá nhân Việt Nam; hoặc Giấy phép đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp Giấy phép đầu tƣ trƣớc ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhƣng không đăng ký lại theo Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp.

- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ có đối tác khác cùng tham gia đầu tƣ. - Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đối với trƣờng hợp nhà đầu tƣ là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trƣờng hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

Nhà đầu tƣ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 03 bộ hồ sơ dự án đầu tƣ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tƣ quy định tại khoản 1 Điều này. Trƣờng hợp có nội dung cần phải đƣợc làm

27

rõ liên quan đến hồ sơ dự án đầu tƣ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ có văn bản đề nghị nhà đầu tƣ giải trình về nội dung cần phải đƣợc làm rõ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, đồng thời sao gửi Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi nhà đầu tƣ đặt trụ sở chính.

Nguồn: Mục văn bản pháp quy, website của Cục Đầu tư nước ngoài

Hộp 2.3. Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Quy trình thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ áp dụng đối với dự án đầu tƣ có quy mô vốn đầu tƣ từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Hồ sơ dự án đầu tƣ gồm: - Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tƣ.

- Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng đối với nhà đầu tƣ là tổ chức; hoặc Giấy chứng minh thƣ nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tƣ là cá nhân Việt Nam; hoặc Giấy phép đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp Giấy phép đầu tƣ trƣớc ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhƣng không đăng ký lại theo Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp.

Văn bản giải trình về dự án đầu tƣ gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tƣ; địa điểm đầu tƣ; quy mô vốn đầu tƣ; nguồn vốn đầu tƣ; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ.

- Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tƣ đối với trƣờng hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tƣ.

- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài đối với nhà đầu tƣ là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc

28

hợp tác xã trong trƣờng hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

Nhà đầu tƣ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 08 bộ hồ sơ dự án đầu tƣ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án đầu tƣ.

Nguồn: Mục văn bản pháp quy, website của Cục Đầu tư nước ngoài

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp những khó khăn trong thủ tục hành chính để xin cấp giấy chứng nhận đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tƣ ra nƣớc ngoài hiện nay còn rƣờm rà và mất khá nhiều thời gian, do đó, các doanh nghiệp rất dễ mất cơ hội đầu tƣ. Ngoài ra, Luật đầu tƣ hiện hành chƣa quy định về phạm vi áp dụng của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động đầu tƣ ở nƣớc ngoài. Các quy định về quản lý, sử dụng vốn Nhà nƣớc đầu tƣ ra nƣớc ngoài còn chƣa đầy đủ, dẫn đến khó xác định thẩm quyền, trách nhiệm của nhà đầu tƣ cũng nhƣ cơ quan quản lý trong việc quy định đầu tƣ và quản lý hoạt động đầu tƣ ở nƣớc ngoài.

Bên cạnh đó, do năng lực của bản thân các doanh nghiệp còn chƣa cao nên nhiều doanh nghiệp gặp phải những rủi ro pháp lý, rủi ro chính sách từ các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Một số doanh nghiệp chƣa tìm hiểu kỹ về văn hóa, thị hiếu, môi trƣờng và đặc biệt là pháp luật của nƣớc tiếp nhận nên phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong khi tiền hành đầu tƣ.

2.1.3. Về vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Các quy định về vốn đầu tƣ đƣợc quy định tại điều 7 Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam. Vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam khá đa dạng, từ ngoại tệ, bí quyết công nghệ đến các máy móc, thiết bị, vật tƣ...

Đặc biệt, những quy định cụ thể và chi tiết về quản lý ngoại tệ của các dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành thông qua thông tƣ 36/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 14/2/2014. Sau khi đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, các nhà đầu tƣ phải mở một tài khoản vốn đầu tƣ trực tiếp tại một tổ chức tín dụng đƣợc cấp phép và thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc các chi nhánh của Ngân hàng Nhà nƣớc ở các tỉnh, thành phố. Trong trƣờng hợp nhà đầu tƣ có nhiều dự án thì nhà đầu tƣ phải mở tài khoản cho từng dự án riêng biệt. Ngân hàng Nhà nƣớc đã siết

29

chặt việc sử dụng ngoại tệ để đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài nhằm đảm bảo an ninh tài chính – ngân hàng của Việt Nam.

2.1.4. Về lĩnh vực đầu tư

Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo ngành (Các dự án còn hiệu lực lũy kế đến ngày 20/3/2014)

TT Ngành Số dự án Vốn đầu tƣ của nhà

đầu tƣ VN (USD)

1 Khai khoáng 99 7,141,904,546 2 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 80 1,953,732,013

3

Sản xuất, phân phối điện, khí, nƣớc,

điều hòa 9 1,873,869,133

4 Nghệ thuật và giải trí 5 1,239,215,000 5 Thông tin và truyền thông 42 1,161,643,241 6 CN chế biến,chế tạo 124 574,916,566 7 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 28 538,121,900 8 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 29 415,815,821 9 Kinh doanh bất động sản 29 218,592,427 10 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 158 188,737,130 11 Vận tải kho bãi 19 86,053,087 12 Y tế và trợ giúp xã hội 5 45,103,915

13

Hoạt động chuyên môn, Khoa học

công nghệ 63 38,711,883

14 Xây dựng 29 32,052,379 15 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 11 10,295,000 16 Cấp nƣớc, xử lý chất thải 2 7,920,000 17 Dịch vụ khác 7 3,327,500 18 Giáo dục và đào tạo 3 2,085,000

Tổng số 742 15,532,096,541

30

Lĩnh vực dầu khí cũng đƣợc xem là thế mạnh của Việt Nam khi đầu tƣ ra ngoài nƣớc bởi lẽ chúng ta có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tại Nga, Việt Nam là quốc gia nƣớc ngoài duy nhất đƣợc cấp phép tham gia các hoạt động thăm dò dầu khí. Đặc biệt, công ty liên doanh TNHH RusVietpetro giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Nga đã đƣợc thành lập, và cấp phép khai thác 4 mỏ tại khu tự trị Yamalo-Nenetsky và từ tháng 9/2010 đã bắt đầu bắt tay vào khai thác.

Theo thông tin của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, tính đến hết quý III/2012, PVN đã đầu tƣ ra nƣớc ngoài 5,28 tỷ USD, trong đó vốn đã chuyển ra nƣớc ngoài để thực hiện là 1,81 tỷ USD. Hiện tại, PVN đang thúc đẩy công tác tìm kiếm, thăm dò nhiều dự án dầu khí ở một số quốc gia.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)