Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 85)

- Về phía Nhà nước

Khung pháp lý về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài còn chƣa hoàn thiện, chậm thay đổi so với thực tế. Điều này không chỉ thể hiện ở việc tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tƣ đầu tƣ ra nƣớc ngoài mà còn phải có cơ chế quản lý các dự án đó thật hiệu quả. Nhà nƣớc đã tạo nhiều điều kiện về chính sách cho các doanh nghiệp đầu tƣ ở nƣớc ngoài song cơ chế quản lý về các hoạt động đó thì lại lỏng lẻo. Điển hình nhƣ việc thực hiện báo cáo đầu tƣ của các doanh nghiệp chƣa nghiêm túc, gây chậm trễ cho công tác tổng hợp số liệu, dự báo tình hình phát triển của hoạt động này.

Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ quan tham tán, thƣơng vụ ở nƣớc ngoài chƣa hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận với thị trƣờng nƣớc ngoài. Các cơ quan Tham tán, thƣơng vụ ở nƣớc ngoài không nắm chính xác số lƣợng dự án đầu tƣ cũng nhƣ tình hình triển khai của các dự án. Và nhiều doanh nghiệp đầu tƣ đơn lẻ, tự phát khiến cho hoạt động này trở nên rủi ro.

- Về phía doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế. Việc chƣa tìm hiểu kỹ môi trƣờng đầu tƣ và thị hiếu ngƣời tiêu dùng đã gây cản trở lớn cho các doanh nghiệp khi đầu tƣ sang một thị trƣờng mới. Mặt khác, kỹ năng quản lý và điều hành dự án còn kém, chƣa đáp ứng với môi trƣờng đầu tƣ hiện đại và năng động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chƣa đầu tƣ thích hợp vào Nghiên cứu và Triển khai (R&D) nên lộ trình đầu tƣ còn hạn chế.

Các doanh nghiệp chƣa xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn. Việc thiếu kỹ năng quản lý, tầm nhìn chiến lƣợc đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam mất đi cơ hội đầu tƣ trong một thị trƣờng mới. Việc nắm bắt đƣợc xu hƣớng

57

chính sách ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ là vô cùng quan trọng bởi lẽ các dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là những dự án lâu dài, có vốn đầu tƣ lớn. Do đó, cần phải nắm bắt những thay đổi trong chính sách của nƣớc sở tại để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp mình.

Chậm báo cáo đầu tƣ là một trong những nguyên nhân chính của những hạn chế trên. Các doanh nghiệp chƣa hiểu hết tầm quan trọng của việc báo cáo đầu tƣ. Khi các doanh nghiệp chậm hoặc không báo cáo đầu tƣ thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc không thể tổng hợp đƣợc số liệu. Qua đó, họ không thể dự đoán đƣợc xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai của dòng vốn này và không thế đƣa ra những biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế. Điều này gián tiếp tác động đến sự hiệu quả trong đầu tƣ của các doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam hiện nay đang dần đi vào khuôn khổ bởi khung pháp lý đang đƣợc hoàn thiện. Các nhà đầu tƣ Việt Nam nên tập trung đầu tƣ vào các nƣớc ASEAN để tận dụng những ƣu đãi trong khu mậu dịch tự do và các quốc gia châu Phi, châu Mỹ Latinh nhằm mở rộng thị trƣờng... Để hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực từ môi trƣờng đầu tƣ, các doanh nghiệp nên đầu tƣ theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BTO, BOT, BT và hình thức mua lại và sáp nhập. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để tiến hành đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài nhƣ đƣợc sự ủng hộ của Đảng và Nhà nƣớc, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ từ các quốc gia tiếp nhận...nhƣng họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức nhƣ tính cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, vốn đầu tƣ hạn hẹp,... Chính vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài có hiệu quả, chúng ta cần xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề sau đây:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.

- Thành lập cơ quan chuyên trách quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam

58

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 3.1. Quan điểm chung về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài

Sau hơn 20 năm thực hiện đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, Việt Nam đã có những thành công nhất định. Có đƣợc sự thành công đó là nhờ những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc cùng năng lực đầu tƣ của các doanh nghiệp. Từ những kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công trong hoạt động này nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, tác giả đƣa ra một số quan điểm cá nhân về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài nhƣ sau:

3.1.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hƣớng vận động mang tính tất yếu khách quan. Hầu hết các nền kinh tế tham gia và bị tác động bởi xu hƣớng vận động này song cơ hội và thách thức của mỗi quốc gia là khác nhau. Do đó, mỗi quốc gia cần xây dựng chiến lƣợc hội nhập phù hợp với điều kiện, mục đích của mình.

Trong hơn 20 năm trở lại đây, đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ vậy, đây là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc cần quán triệt tƣ tƣởng, quan điểm, chủ trƣơng, coi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là một bộ phận quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam. Có nhƣ vậy, hoạt động này mới có thể phát huy hết tiềm năng và đóng góp nhiều hơn nữa vào tăng trƣởng kinh tế quốc dân.

3.1.2. Nhà nước cần có nhiều biện pháp khuyến khích và hỗ trợ cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro do các doanh nghiệp tiến hành đầu tƣ ở một môi trƣờng hoàn toàn mới. Sự khác biệt về hệ thống luật pháp chính sách, thị trƣờng tiêu thụ, văn hóa và ngôn ngữ,...đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Mặt khác, xuất phát điểm của Việt

59

Nam là một nƣớc nông nghiệp, chậm phát triển, do đó, các doanh nghiệp không có nhiều lợi thế về tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp. Chính vì vậy, để phát huy tối đa những ƣu điểm của hoạt động này, Nhà nƣớc cần đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới phát huy hết tiềm năng và đạt đƣợc mục tiêu chính của đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là gia tăng lợi nhuận.

3.1.3. Mỗi nhà đầu tư là một sứ giả đại diện cho hoạt động đầu tư của Việt Nam ở nước ngoài

Mỗi một dự án đầu tƣ là một hình ảnh về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam. Do đó, Nhà nƣớc cần có những cơ chế kịp thời để tăng cƣờng sự phối hợp giữa doanh nghiệp đi đầu tƣ với các cơ quan ngoại giao và thƣơng vụ ở nƣớc ngoài. Các cơ quan ngoại giao và thƣơng vụ là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp khi tiến hành đầu tƣ ở nƣớc ngoài. Hơn thế nữa, các cơ quan ngoại giao cũng chính là đại diện cho luật pháp Việt Nam ở nƣớc ngoài. Do đó, các cơ quan cần nắm bắt đƣợc tình hình đầu tƣ của các doanh nghiệp ở nƣớc ngoài nhằm hỗ trợ và bảo vệ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng phải thắt chặt việc nộp báo cáo đầu tƣ định kỳ của các doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin để vừa quản lý hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài vừa là cơ sở để Nhà nƣớc có thêm nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

3.1.4. Định hướng về địa bàn và lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

- Địa bàn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Các doanh nghiệp tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tƣ vào các thị trƣờng truyền thống nhƣ Lào, Campuchia, các nƣớc trong khu vực, Liên Bang Nga,...từng bƣớc mở rộng đầu tƣ sang các nƣớc và thị trƣờng mới nhƣ châu Mỹ Latinh, Đông Âu, châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế so sánh và thực lực của bản thân các doanh nghiệp.

60

Hình 3.1. Các địa bàn ưu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

(1) Lào, Campuchia và Myanmar (2) Liên Bang Nga

(3) Các quốc gia ở châu Phi và châu Mỹ Latinh

Nguồn: Từ nghiên cứu của tác giả

- Lĩnh vực ưu tiên đầu tư ra nước ngoài: Nhà nƣớc tiếp tục hỗ trợ các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực năng lƣợng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khoáng sản khác, lĩnh vực trồng cây công nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài đáp ứng đƣợc các yêu cầu trong nƣớc về nguyên liệu phục vụ sản xuất.3.3. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Hiện tại, hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đƣợc điều chỉnh bởi Luật đầu tƣ và Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Đi kèm Luật và Nghị định đó là một số thông tƣ

61

hƣớng dẫn của các Bộ có liên quan về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài,... Chính vì vậy, nhu cầu cấp bách hiện nay là cần hệ thống hóa các quy định đó thành một Luật chung chỉ quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.

- Hoàn thiện các văn bản dưới Luật hướng dẫn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP, các Bộ có liên quan đã ban hành một số thông tƣ hƣớng dẫn thi hành song vẫn chƣa đầy đủ và rõ ràng, đặc biệt là về chính sách thuế. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ có liên quan sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn để các doanh nghiệp có hành lang pháp lý thực hiện đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Đồng thời, các Bộ cũng nghiên cứu và sớm đƣa ra chế tài xử phạt những doanh nghiệp chậm hoặc không báo cáo định kỳ tình hình đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

- Ban hành chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một trong những điểm cần lƣu ý khi hoàn thiện hệ thống pháp luật chính sách về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là Chính phủ cần ban hành một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ nhƣ chính sách hỗ trợ vốn, chính sách ƣu đãi thuế,...

Chính sách hỗ trợ về vốn: Nhà nƣớc cần hỗ trợ cho các dự án đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài có lƣợng vốn lớn, tỷ suất lợi nhuận cao và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhƣ các dự án thủy điện mà xuất khẩu điện về Việt Nam hay những dự án dầu khí mà xuất khẩu nguyên liệu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất,...

Chính sách ưu đãi thuế: Đây là một trong những chính sách quan trọng và thiết yếu nhất đối với các doanh nghiệp. Trong thời gian đầu của quá trình đầu tƣ, Chính phủ cần có những chính sách miễn hoặc giảm thuế cho các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô dự án đầu tƣ mà Chính phủ có những ƣu đãi khác nhau về thuế.

62

Chính sách quản lý ngoại hối: Thủ tục chuyển tiền ra nƣớc ngoài để tiến hành đầu tƣ của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần nới lỏng các quy định về quản lý ngoại hối để doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện thủ tục chuyển tiền ra nƣớc ngoài, đảm bảo đủ vốn đề đầu tƣ. Mặt khác, các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nên hợp tác với các ngân hàng nƣớc ngoài để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc mở tài khoản ngoại tệ ở nƣớc ngoài và thực hiện giao dịch dễ dàng và nhanh chóng hơn.

- Tiến tới bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ nên đƣợc thay thế bằng việc đăng ký đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài bằng hệ thống đăng ký doanh nghiệp điện tử của Cục quản lý đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Nếu thực hiện đăng ký trực tuyến, các cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ giảm bớt đƣợc nhiều chi phí, thời gian trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ. Và các doanh nghiệp không mất quá nhiều chi phí, thời gian, nhân lực cho thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ. Ngoài ra, việc quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài sẽ trở nên dễ dàng và khoa học hơn.

3.3.2. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài dưới nhiều hình thức và tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo từng khu vực thị trường

Đây là một trong những khâu quan trọng trong quá trình thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Chính phủ cần có những buổi tiếp xúc định kỳ với các doanh nghiệp để nắm bắt đƣợc tình hình về địa bàn, đối tác, lĩnh vực đầu tƣ của các doanh nghiệp. Từ đó, đổi mới công tác xúc tiến đầu tƣ. Chính phủ cần có chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ rõ ràng và có mục đích cụ thể. Chiến lƣợc đầu tƣ cần xác định rõ đâu là đối tác chiến lƣợc hay đầu tƣ vào lĩnh vực gì để phát huy lợi thế so sánh của quốc gia. Bên cạnh đó, ta cũng có

63

những chính sách xúc tiến đặc biệt với các thị trƣờng quan trọng nhƣ Lào, Campuchia hay Liên Bang Nga.

Với tƣ cách là thành viên của Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện đàm phán, xúc tiến đầu tƣ với một số thị trƣờng mới, nhiều tiềm năng ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Công tác xúc tiến đầu tƣ này cần tìm kiếm những thị trƣờng mới, đối tác mới và lĩnh vực đầu tƣ tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, trong các chuyến thăm của các nguyên thủ quốc gia, Chính phủ nên tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể đối thoại với nhau, qua đó, mở rộng cơ hội hợp tác đầu tƣ.

- Đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin

Một trong những khó khăn lớn các doanh nghiệp trong nƣớc phải đối mặt khi tiến hành đầu tƣ ra nƣớc ngoài là vấn đề thiếu thông tin. Chính vì vậy, công tác hỗ trợ cung cấp thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng.

Các cơ quan ngoại giao và thƣơng vụ ở nƣớc ngoài cần bám sát tình hình và chủ động hơn trong việc nắm bắt thông tin thị trƣờng, sự thay đổi của các chính sách nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Từ đó, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tiến hành đầu tƣ tại nƣớc sở tại. Hơn thế nữa, các cơ quan này nên làm đầu mối cho việc thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nƣớc ngoài để các doanh nghiệp có thể chia sẻ, trao đổi với nhau về tình hình đầu

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)