Nhật Bản là một trong các quốc gia có hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài khá lớn trên thế giới. Nƣớc này thực hiện chính sách mở cửa đầu tƣ ra nƣớc ngoài theo lộ trình chắc chắn và có tính toán. Chỉ khi các doanh nghiệp Nhật Bản có tiềm lực tài chính mạnh, quy mô sản xuất đƣợc mở rộng và có nhu cầu mở rộng hoạt động đầu tƣ ra bên ngoài thì Chính phủ mới thực hiện việc tự do hóa đầu tƣ. Mục tiêu chính của hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Nhật Bản là mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, do đó, các doanh nghiệp có thể xác định đƣợc từng thị trƣờng đầu tƣ, từng đối tác và lĩnh vực đầu tƣ rất cụ thể và rõ ràng.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đƣa ra một hệ thống các công cụ hỗ trợ nhà đầu tƣ ra nƣớc ngoài rất hiệu quả nhƣ: Giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thị trƣờng đầu tƣ phù hợp thông qua Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nhật Bản – JETRO; Hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tƣ ở nƣớc ngoài thông qua hoạt động của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản – JBIC; Hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thông qua các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng đƣợc ký kết; Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nƣớc ở tại thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Chính phủ cho các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
21
Ngoài ra, Chính phủ cũng sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để phát huy tối đa hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.