Năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 54)

Sau hơn 25 năm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhƣ tăng trƣởng kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm, cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn... Sự phát triển kinh tế và sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm những thị trƣờng nguyên vật liệu mới, đặc biệt là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là một trong những cách để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trƣờng quốc tế. Các doanh nghiệp thƣờng đầu tƣ tại các quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển để khai thác tài nguyên thiên nhiên tại đó nhƣ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc,...Và việc đầu tƣ vào các quốc gia phát triển nhằm tiếp cận với khoa học công nghệ mới và đặc biệt là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm mới. Để có đƣợc thành công trong hoạt động này, các doanh nghiệp cần:

- Có tiềm lực tài chính dồi dào

Vốn đầu tƣ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể thành công khi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Nguồn vốn đó phải dồi dào và liên

43

tục để các doanh nghiệp có thể thực hiện đầu tƣ nhanh chóng khi nhìn thấy cơ hội trên thị trƣờng. Hay nói cách khác, vốn chính là một trong những thƣớc đo về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng các doanh nghiệp trong nƣớc không nên vay tiền từ các tổ chức tín dụng để đi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài vì nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hầu hết các dự án đầu tƣ ở nƣớc ngoài là những dự án dài hạn, do đó, nếu các doanh nghiệp vay tiền để đầu tƣ thì chi phí lãi phải trả là rất lớn. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu nên là nguồn vốn chính trong cơ cấu vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ.

Bảng 2.11. Vốn điều lệ của những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn của Việt Nam

STT CÔNG TY VỐN ĐIỀU LỆ (đồng)

1 Công ty cổ phần sữa Việt Nam 8.339.570.710.000 2 Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 7.181.563.220.000 3 Tổng công ty cổ phần Đầu tƣ Quốc tế

Viettel

12.438.112.000.000

4 Công ty cổ phần FPT 3.439.766.000.000

5 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

28.112.026.440.000

Nguồn: Website www.cafef.net

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều tất yếu. Khác với sự cạnh tranh trong nƣớc, khi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, các doanh nghiệp vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài với lợi thế nổi bật về công nghệ, quản lý và điều hành. Do đó, thông qua hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam từng bƣớc hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý điều hành, đặc biệt là khoa học công nghệ. Một số doanh nghiệp đã có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong những ngành mà nƣớc ta có lợi thế nhƣ sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, xây dựng thủy điện hay thăm dò và khai thác dầu khí. Năm 2007, Tập đoàn dầu khí quốc gia Peru (Perupetro) đã thông báo

44

mở thầu quốc tế 19 lô trên biển và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã trúng thầu lô Z47. Hơn thế nữa, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cũng đã vƣợt qua một số hãng viễn thông lớn trên thế giới để trở thành nhà cung cấp viễn thông cho Haiti.

Có thể thấy rằng, đa số những doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam có nguồn tài chính dồi dào từ vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp này có những lợi thế so sánh nhất định trong lĩnh vực đầu tƣ của mình do có hàng chục năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển. Ngoài ra, điểm mạnh của các nhà đầu tƣ Việt Nam là sự nhạy bén và thích ứng với môi trƣờng đầu tƣ nhanh chóng. Điều này giúp các doanh nghiệp hạn chế những trở ngại về sự thay đổi môi trƣờng đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lại chƣa thể cạnh tranh với các doanh nghiệp của các quốc gia khác về khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý dự án... Đây là nguyên nhân dẫn đến một số dự án đầu tƣ thiếu hiệu quả trong thời gian qua.

Nhƣ vậy, bên cạnh những thách thức mang lại, hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

Bảng 2.12. Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2013/2014 (The Global Competitiveness Index – GCI)

GCI 2013-2014 GCI 2012-2013

Quốc gia Hạng Điểm Hạng Lên/xuống

Thụy Sĩ 1 5.67 1 0 Singapore 2 5.61 2 0 Phần Lan 3 5.54 3 0 Đức 4 5.51 6 2 Hoa Kỳ 5 5.48 7 2 Thụy Điển 6 5.48 4 -2 Hồng Kông 7 5.47 9 2 Hà Lan 8 5.42 5 -3 Nhật Bản 9 5.40 10 1 ... Việt Nam 70 4.18 75 5

45

- Trình độ khoa học công nghệ và phát triển R&D

Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải tăng cƣờng đầu tƣ cho khoa học công nghệ. Trong giai đoạn đầu của hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sở hữu công nghệ ở mức trung bình, thậm chí là lạc hậu. Đây là cản trở lớn nhất của các doanh nghiệp khi họ thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế. Bởi lẽ. nếu công nghệ chỉ ở mức trung bình thì rất khó để các nhà đầu tƣ Việt Nam trúng thầu hoặc đƣợc nƣớc tiếp nhận đầu tƣ chấp thuận. Mặc dù có hơn 20 dự án đầu tƣ thăm dò và khai thác dầu khí ở nƣớc ngoài, song, chỉ có 3 dự án đầu tƣ đƣợc thông qua thầu quốc tế, còn lại Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam có đƣợc dự án dầu khí là nhờ vào sự thỏa thuận của các quốc gia. Nguyên nhân chính đƣợc Tập đoàn này thừa nhận là công nghệ thăm dò và khai thác dầu khí của họ quá lạc hậu so với thế giới. Ngoài ra, chi phí khoan thăm dò ngày càng cao cũng là một cản trở nữa trong việc đấu thầu quốc tế.

Để có đƣợc lợi thế trong khoa học công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng đầu tƣ vào hoạt động R&D. Nếu Việt Nam không có nhiều phát minh, sáng chế trong khoa học công nghệ, chúng ta có thể mua từ các nƣớc ngoài và đem về vận dụng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ nhu cầu khoa học công nghệ mà các doanh nghiệp cần đầu tƣ tƣơng xứng vào hoạt động này.

- Kỹ năng quản lý và nhân tố con người

Sự khác nhau giữa môi trƣờng đầu tƣ trong và ngoài nƣớc buộc các doanh nghiệp phải có kỹ năng quản lý dự án tốt hơn khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam còn khá yếu kém trong vấn đề quản lý khiến nhiều dự án đầu tƣ không hiệu quả. Các doanh nghiệp nên xây dựng chiến lƣợc quản lý về tài chính, nhân sự, hoạt động sản xuất, kinh doanh... để có thể kiểm soát toàn diện các dự án đầu tƣ.

Con ngƣời luôn là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, quản lý dự án có hiệu quả thì các nhà đầu tƣ cần phải có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có

46

chuyên môn cao, am hiểu thị trƣờng và nhạy bén với các biến đổi trong môi trƣờng đầu tƣ. Có nhƣ vậy, dự án mới dễ dàng thích nghi với môi trƣờng nƣớc tiếp nhận đầu tƣ và có thể xử lý kịp thời những biến cố bất ngờ xảy ra.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)