2.3.1. Từ phía Nhà nước Việt Nam
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta thực hiện chủ trƣơng Đổi mới toàn diện và mở cửa nền kinh tế. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nƣớc luôn ủng hộ hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, Nghị định 22/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động đầu ra nƣớc ngoài của Việt Nam là một bƣớc ngoặt của nền kinh tế Việt Nam. Qua nhiều năm đi vào thực thi, Nghị định này không còn phù hợp với thực tế và Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đƣợc ra đời và đến nay vẫn phát huy hiệu quả.
Các doanh nghiệp thực hiện đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đƣợc sự ủng hộ lớn từ Đảng và Nhà nƣớc với những quan điểm sau:
38
- Nhà nƣớc coi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài chịu nhiều rủi ro đặc trƣng mà hoạt động đầu tƣ trong nƣớc không có hoặc không trực tiếp chịu tác động. Do đó, Nhà nƣớc có các biện pháp và chính sách hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài.
- Triệt để khai thác thế mạnh của đối tác đầu tƣ ở nƣớc ngoài để tăng cƣờng khả năng của doanh nghiệp Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Tận dụng cơ hội để nâng cao khả năng công nghệ, khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp Việt Nam.
2.3.2. Quan điểm từ các nước tiếp nhận đầu tư trọng điểm của Việt Nam
Việt Nam đã tiến hành đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài tại hơn 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có thể kể đến một số quốc gia mà Việt Nam đầu tƣ trọng điểm nhƣ: Lào, Campuchia, Liên Bang Nga, Myanmar... Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tƣ vào một số nƣớc phát triển.
Bảng 2.9. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư (Các dự án còn hiệu lưc lũy kế đến 20/3/2013)
TT Quốc gia/vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tƣ của nhà đầu tƣ VN (USD)
1 Lào 227 4,206,754,894 2 Campuchia 129 2,739,121,040 3 Hoa Kỳ 97 320,119,616 4 Singapore 46 156,448,192 5 Hàn Quốc 23 8,525,500 6 Liên bang Nga 17 2,368,314,090 7 Nhật Bản 17 3,130,167 8 Australia 15 128,658,835 9 Hồng Kông 14 14,909,757 10 50 quốc gia và vùng lãnh thổ 157 5,586,114,450
Tổng số 742 15,532,096,541
39
Địa bàn đầu tƣ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện mở rộng trên 59 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó tập trung nhiều ở các nƣớc trong khu vực mậu dịch ASEAN, đặc biệt là ở Lào với 227 dự án với tổng vốn đầu tƣ 4,2 tỉ USD (tƣơng ứng chiếm 30,6% số dự án và 27,1% về vốn đầu tƣ). Tại Lào, Việt Nam đã có dự án lớn nhƣ Thuỷ điện Xekaman 3 với 274 triệu USD, sản xuất hàng may mặc của công ty Scavi Việt Nam, dự án trồng cao su tại 4 tỉnh Nam Lào của công ty cao su ĐăkLăk (vốn đầu tƣ thực hiện khoảng 6 triệu USD), dự án trồng - sản xuất - chế biến cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam (vốn đầu tƣ khoảng 12 triệu USD). Với tổng vốn đầu tƣ 274 triệu USD, Dự án xây dựng công trình thuỷ điện Xekaman 3 dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam và cũng là dự án hợp tác đầu tƣ lớn nhất giữa hai nƣớc Việt Nam - Lào. Trong giai đoạn 1989 – 2012, Việt Nam là quốc gia có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhiều nhất vào Lào.
Bảng 2.10. Top 10 quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào giai đoạn 1989 – 2012
STT Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tƣ
(triệu USD) 1 Việt Nam 429 4913 2 Thái Lan 742 4082 3 Trung Quốc 801 3952 4 Hàn Quốc 287 748 5 Pháp 224 490 6 Malaysia 99 430 7 Nhật Bản 104 428 8 Ấn Độ 21 161 9 Hoa Kỳ 113 150 10 Singapore 79 134
40
Xét về số dự án đầu tƣ thì đứng sau Lào là Campuchia ( Với 129 dự án với tổng vốn đầu tƣ hơn 2,7 tỉ USD chiếm 17,4 % tổng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Việt Nam). Đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam. Campuchia đã và đang cải cách mạnh mẽ về hệ thống tài chính ngân hàng, chính sách hỗ trợ thuế cho các nhà đầu tƣ… là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể đƣa hàng hoá của mình vào thị trƣờng này, nhất là các mặt hàng thế mạnh nhƣ: gạo, chè, cà phê…Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn có thể thông qua đây nhƣ một cửa ngõ hay một cơ sở phân phối để đƣa hàng hoá vào khu vực Châu Á rộng lớn. Hỗ trợ thuế là một trong những chính sách ƣu đãi đầu tƣ hàng đầu của Campuchia. Nhà đầu tƣ có thể đƣợc giảm thuế hải quan đối với các trang thiết bị nhập khẩu và đƣa trực tiếp vào quá trình thực hiện đầu tƣ; miễn trừ thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá và dịch vụ; miễn trừ các khoản tiền phải nộp liên quan tới chuyển nhƣợng trong tất cả các giao dịch bất động sản thực hiện trong khuôn khổ hoạt động đầu tƣ.
Lào, Campuchia, Nga, Angiêri… vẫn là những đối tác truyền thống thu hút doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh các lĩnh vực khai khoáng, trồng rừng, thủy điện, viễn thông, xây dựng hạ tầng… doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển hƣớng sang các lĩnh vực hàng không, ngân hàng, bảo hiểm… Bên cạnh những điểm đến lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng hƣớng đến những thị trƣờng khác phát triển hơn, thậm chí là địa bàn vốn thuộc các nhà đầu tƣ lớn vào Việt Nam nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ… Tuy nhiên, mặc dù số lƣợng dự án đầu tƣ ở những quốc gia này là khá lớn nhƣng chủ yếu là những dự án nhỏ, chƣa tƣơng xứng với tiềm lực hợp tác kinh tế của các nƣớc.
Hiện nay, các doanh nghiệp trong nƣớc đang chú ý đến Myanmar – một thị trƣờng mới nổi ở Đông Nam Á. Từ sau khi mở cửa nền kinh tế, Myanmar đã đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi cho các doanh nghiệp đầu tƣ bằng cách ban hành Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2012, luật xuất nhập khẩu... Trƣớc đây, Myanmar giới hạn đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng nay đã mở rộng ra mọi lĩnh vực,
41
chỉ trừ một vài lĩnh vực liên quan đến an ninh, quốc phòng. Thời hạn thuê đất của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đã nâng từ 30 năm trƣớc đây lên 50 năm; thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tăng từ 3 lên 5 năm… Myanmar không khống chế tỷ lệ góp vốn của doanh nghiệp nƣớc ngoài, cũng đã cho phép cả ngân hàng tƣ nhân hỗ trợ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển lợi nhuận sau thuế ra khỏi quốc gia này…
Nếu các doanh nghiệp trong nƣớc nỗ lực và tạo uy tín trên thị trƣờng này thì sẽ thu đƣợc nhiều thành công. Một số các doanh nghiệp đã tiên phong đầu tƣ vào Myanmar trong các lĩnh vực nhƣ nhà hàng, khách sạn du lịch, trung tâm thƣơng mại.
Mặt khác, do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế nên mỗi quốc gia sẽ có những chính sách khác nhau để thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Một số các quốc gia kém phát triển nhƣ Haiti, Mozambique...thì thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở nhiều lĩnh vực về cơ sở hạ tầng thiết yếu nhƣ giao thông vận tải, viễn thông... Các quốc gia này thu hút FDI qua một số chính sách ƣu đãi về thuế, thuê đất. Ngoài ra, đặc điểm thu hút FDI ở các nƣớc này là chi phí lao động và nguồn lao động dồi dào. Qua đó, khi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ thì có thể tận dụng những chính sách về thuế và nguồn lao động giá rẻ.
Nằm trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Lào, Campuchia và Myanmar lại có những chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài riêng. Với Lào, các doanh nghiệp Việt Nam đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi qua những văn bản ký kết giữa Chính phủ hai nƣớc. Các nhà đầu tƣ Việt Nam đƣợc hƣởng những ƣu đãi về đất đai. Khác với Lào, Campuchia đƣa ra những ƣu đãi nổi bật để thu hút FDI từ các chính sách thuế. Các nhà đầu tƣ đƣợc hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp và đƣợc giảm thuế hải quan đối với nhập khẩu những hàng hóa, máy móc phục vụ sản xuất trong các dự án đầu tƣ tại Campuchia. Ngoài ra, nền kinh tế mới mở cửa Myanmar lại đƣa ra nhiều chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ ban hành luật đầu tƣ nƣớc
42
ngoài và luật xuất khẩu, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 5 năm hay nhƣng cam kết của Chính phủ về tạo môi trƣờng đầu tƣ an toàn và cạnh tranh. Bên cạnh đó, một số quốc gia phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ...lại có những chính sách thu hút FDI chọn lọc và những điều kiện đầu tƣ chặt chẽ nhƣ loại công nghệ đƣợc áp dụng trong sản xuất, ảnh hƣởng của dự án đến môi trƣờng... Với các quốc gia phát triển thì vấn đề bảo vệ môi trƣờng tự nhiên là yếu tố quan trọng trong thu hút FDI. Mặt khác, đây là những quốc gia có trình độ khoa học công nghệ cao, do đó, họ sẽ chọn lựa những nhà đầu tƣ có trình độ khoa học công nghệ tƣơng đƣơng hoặc cao hơn. Là một nƣớc có trình độ khoa học công nghệ ở mức trung bình của thế giới, Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi đầu tƣ vào các nƣớc phát triển. Do đó, Việt Nam cần tích cực phát triển khoa học công nghệ để tiến sâu vào các thị trƣờng khó tính này.
2.3.3. Năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam
Sau hơn 25 năm thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhƣ tăng trƣởng kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm, cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn... Sự phát triển kinh tế và sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm những thị trƣờng nguyên vật liệu mới, đặc biệt là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là một trong những cách để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trƣờng quốc tế. Các doanh nghiệp thƣờng đầu tƣ tại các quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển để khai thác tài nguyên thiên nhiên tại đó nhƣ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc,...Và việc đầu tƣ vào các quốc gia phát triển nhằm tiếp cận với khoa học công nghệ mới và đặc biệt là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm mới. Để có đƣợc thành công trong hoạt động này, các doanh nghiệp cần:
- Có tiềm lực tài chính dồi dào
Vốn đầu tƣ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể thành công khi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Nguồn vốn đó phải dồi dào và liên
43
tục để các doanh nghiệp có thể thực hiện đầu tƣ nhanh chóng khi nhìn thấy cơ hội trên thị trƣờng. Hay nói cách khác, vốn chính là một trong những thƣớc đo về quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng các doanh nghiệp trong nƣớc không nên vay tiền từ các tổ chức tín dụng để đi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài vì nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hầu hết các dự án đầu tƣ ở nƣớc ngoài là những dự án dài hạn, do đó, nếu các doanh nghiệp vay tiền để đầu tƣ thì chi phí lãi phải trả là rất lớn. Chính vì vậy, vốn chủ sở hữu nên là nguồn vốn chính trong cơ cấu vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ.
Bảng 2.11. Vốn điều lệ của những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn của Việt Nam
STT CÔNG TY VỐN ĐIỀU LỆ (đồng)
1 Công ty cổ phần sữa Việt Nam 8.339.570.710.000 2 Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 7.181.563.220.000 3 Tổng công ty cổ phần Đầu tƣ Quốc tế
Viettel
12.438.112.000.000
4 Công ty cổ phần FPT 3.439.766.000.000
5 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
28.112.026.440.000
Nguồn: Website www.cafef.net
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều tất yếu. Khác với sự cạnh tranh trong nƣớc, khi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, các doanh nghiệp vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài với lợi thế nổi bật về công nghệ, quản lý và điều hành. Do đó, thông qua hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam từng bƣớc hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, cách thức quản lý điều hành, đặc biệt là khoa học công nghệ. Một số doanh nghiệp đã có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong những ngành mà nƣớc ta có lợi thế nhƣ sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, xây dựng thủy điện hay thăm dò và khai thác dầu khí. Năm 2007, Tập đoàn dầu khí quốc gia Peru (Perupetro) đã thông báo
44
mở thầu quốc tế 19 lô trên biển và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã trúng thầu lô Z47. Hơn thế nữa, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cũng đã vƣợt qua một số hãng viễn thông lớn trên thế giới để trở thành nhà cung cấp viễn thông cho Haiti.
Có thể thấy rằng, đa số những doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam có nguồn tài chính dồi dào từ vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp này có những lợi thế so sánh nhất định trong lĩnh vực đầu tƣ của mình do có hàng chục năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển. Ngoài ra, điểm mạnh của các nhà đầu tƣ Việt Nam là sự nhạy bén và thích ứng với môi trƣờng đầu tƣ nhanh chóng. Điều này giúp các doanh nghiệp hạn chế những trở ngại về sự thay đổi môi trƣờng đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lại chƣa thể cạnh tranh với các doanh nghiệp của các quốc gia khác về khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý dự án... Đây là nguyên nhân dẫn đến một số dự án đầu tƣ thiếu hiệu quả trong thời gian qua.
Nhƣ vậy, bên cạnh những thách thức mang lại, hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
Bảng 2.12. Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2013/2014 (The Global Competitiveness Index – GCI)
GCI 2013-2014 GCI 2012-2013
Quốc gia Hạng Điểm Hạng Lên/xuống
Thụy Sĩ 1 5.67 1 0 Singapore 2 5.61 2 0 Phần Lan 3 5.54 3 0 Đức 4 5.51 6 2 Hoa Kỳ 5 5.48 7 2 Thụy Điển 6 5.48 4 -2 Hồng Kông 7 5.47 9 2 Hà Lan 8 5.42 5 -3 Nhật Bản 9 5.40 10 1 ... Việt Nam 70 4.18 75 5
45
- Trình độ khoa học công nghệ và phát triển R&D
Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải tăng cƣờng đầu tƣ cho khoa học công nghệ. Trong giai đoạn đầu của hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sở hữu công nghệ ở mức trung bình, thậm chí là lạc hậu. Đây là cản trở lớn nhất của các doanh nghiệp khi họ thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế. Bởi lẽ. nếu công nghệ chỉ ở mức trung bình thì rất khó để các nhà đầu tƣ Việt Nam trúng thầu hoặc đƣợc nƣớc tiếp nhận đầu tƣ chấp thuận. Mặc dù có hơn