Nhân tố kéo

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

- Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Toàn cầu hoá, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những xu thế khách quan của nền kinh tế quốc tế. Thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế phát triển với tốc độ nhanh chóng. Với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực nhƣ WTO (Tổ chức thƣơng mại thế giới), EU (Liên minh

19

châu Âu), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng)... thế giới ngày nay đang sống trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thƣơng mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tƣ cũng nhƣ các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trƣờng với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. Toàn cầu hóa khiến các nền kinh tế của các quốc gia trở nên phụ thuộc lẫn nhau và khai thác lợi thế so sánh triệt để.

Tại nhiều quốc gia, đầu tƣ ra nƣớc ngoài đã trở thành một trong những chiến lƣợc chính nhƣ Singapo, Trung Quốc hay Brazil... Và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực triển khai các dự án đầu tƣ ở nƣớc ngoài, không chỉ với mục tiêu lợi nhuận, mở rộng thị trƣờng mà còn nhằm học hỏi khoa học công nghệ, kinh nghiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh, vƣơn ra thị trƣờng thế giới.

- Khai thác lợi thế và chính sách ưu đãi của các nước tiếp nhận đầu tư

Một trong những mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là khai thác những lợi thế về nguồn nguyên liệu, thị trƣờng tiêu thụ hay tài nguyên thiên nhiên của nƣớc nhận đầu tƣ. Điều này góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Mặt khác, thu hút FDI đang là xu hƣớng chung của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang và kém phát triển nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn của nền kinh tế. Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã đƣa ra những ƣu đãi cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào nƣớc họ nhƣ: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền thuê đất... Bên cạnh đó, sự phát triển khách quan của toàn cầu hóa đã mở đƣờng cho sự hình thành của các thể chế khu vực và quốc tế nhƣ Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu Âu (EU)... Các quốc gia tham gia vào các tổ chức này sẽ dành những ƣu đãi nhất định khi các quốc gia thành viên đầu tƣ vào quốc gia mình. Vì vậy, hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đƣợc phát

20

triển mạnh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội này để thực hiện các dự án đầu tƣ trực tiếp ra

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)