Nguyên nhân của những bất cập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh (Trang 79 - 83)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp dự kiến của luận vă n

3.2.4 Nguyên nhân của những bất cập

Thứ nhất: Ngân hàng còn quá thận trọng đối với khách hàng vay vốn. An toàn vốn là một điều rất quan trọng và các Ngân hàng đã thực hiện tốt

mục tiêu đó nhưng Ngân hàng cũng cần phải cân nhắc giữa sự thận trọng của mình và kết quả thu được. Cần tiến hành thẩm định dự án cho vay, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đang cần nhu cầu vốn.

Thứ hai: Trình độ của cán bộ tín dụng còn một số hạn chế thể hiện ở

các khía cạnh sau:

Trình độ phân tích của cán bộ tín dụng chưa toàn diện. Khả năng phân tích kỹ thuật của dự án và phân tích thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dựđoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Đây là một yêu cầu khó thực hiện đối với cán bộ tín dụng vì phần lớn không được đào tạo chuyên sâu toàn diện lĩnh vực này.

Công tác phân tích tình hình tài chính của đơn vị vay vốn chưa được coi trọng. Phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích

đánh giá trên phương diện kinh tế tài chính của dự án nhưng nguồn số liệu, cơ

sở để phân tích chủ yếu được lấy từ các báo cáo của đơn vị vay vốn gửi tới với độ tin cậy không cao, chưa được xác nhận của cơ quan kiểm toán.

Việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ tại chỗ mới chỉ dừng ở việc triển khai văn bản, quy định mà chưa thực sự nghiên cứu trao đổi và bàn luận sâu sắc về

các vấn đề và nghiệp vụ mới đặt ra.

Thứ ba, việc triển khai hiện đại hoá ngân hàng chưa đồng bộ, chưa có hệ thống lưu trữ, cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên nên dữ liệu báo cáo và thông tin về khách hàng còn phân tán, cập nhật chưa kịp thời.

Thứ tư, Việc cập nhật các quy định, pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng còn chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo tính chặt

chẽ trong việc lập hồ sơ khách hàng và hồ sơ vay vốn. Ngân hàng chấp hành quá máy móc các quy đinh của cấp trên, còn ít linh hoạt, sáng tạo …..

Thứ năm, từ phía khách hàng vay vốn.

Khách hàng không có các dự án khả thi: khi đi vay vốn Ngân hàng, các doanh nghiệp phải có dự án khả thi nhưng trong thực tế một số doanh nghiệp có ý tưởng làm ăn lớn nhưng không thể xây dựng dự án đầu tư trung và dài hạn. Cán bộ tín dụng nhiều khi phải giúp đỡ người vay, tính toán và lập phương án vay vốn trả nợ. Vì vậy nếu trình độ của các cán bộ tín dụng yếu thì chất lượng tín dụng sẽ không tốt.

Khách hàng không có đủ vốn tự có để tham gia dự án, không đủ tài sản thế chấp hợp pháp đểđảm bảo cho món vay theo quy định mặc dù có ý tưởng làm ăn tốt, có phương án khả thi.

Để tìm mọi cách vay vốn khách hàng cung cấp thông tin tài chính, các thông tin về dự án... không chính xác trong khi không có quy định chuẩn mực

đối với các thông tin tài chính của doanh nghiệp gây khó khăn cho quá trình thẩm định của ngân hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng còn gặp một số khó khăn do các yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế và pháp luật gây ra như: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng chưa

đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ

tục và điều kiện cho vay quá rườm rà, phức tạp đã khiến cho Ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay vì khách hàng không đáp ứng được đầy đủ các

điều kiện vay vốn. Các thủ tục liên quan đến vay vốn chưa đầy đủ. Các cơ

quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp Ngân hàng khó khăn và phức tạp đôi khi bị ách tắc.

Bên cạnh đó do nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động khó lường, chính sách kinh tế vĩ mô đang trong quá trình điều chỉnh đổi mới hoàn thiện các doanh nghiệp đang rất vất vả để chống đỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh sẽ không đủđiều kiện vay vốn Ngân hàng hoặc đã vay được ngân hàng thì lại khó khăn trong vấn đề tạo ra dòng tiền để trả nợ ngân hàng.

Tóm lại, sau khi phân tích và đưa ra các đánh giá về thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Quảng Ninh cho thấy những kết quả đạt

được cũng như những tồn tại của Ngân hàng. Phần tiếp theo của luận văn xin

đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Quảng Ninh.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh (Trang 79 - 83)