Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và tại Quảng Ninh nó

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh (Trang 85 - 88)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp dự kiến của luận vă n

4.2 Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và tại Quảng Ninh nó

riêng trong giai đoạn sắp tới

4.2.1. Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và khả

năng cạnh tranh; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng và đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát:

Thực hiện nhất quán chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và lao động sang dựa vào hiệu quả, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh. Đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa cơ bản và lâu dài.

- Về công nghiệp: Tiếp tục tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, các dự án có công nghệ cao, có giá trị

xuất khẩu lớn.

- Đối với công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Đổi mới tư duy về đầu tư, từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và

nâng cao hiệu quả, đồng thời tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải và tăng cường huy động các nguồn vốn khác cho phát triển. Đặc biệt quan tâm công tác giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai sớm các dự án, đồng thời tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư có năng lực đầu tư sản xuất kinh doanh. Kiên quyết giãn, điều chỉnh, hoặc chưa bố trí vốn cho các công trình chưa thực sự cấp thiết.

- Về dịch vụ: Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh. Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao, nhất là các dịch vụ thông tin truyền thông, giáo dục đào tạo, tài chính và hỗ trợ doanh nghiệp...

- Về nông, lâm, ngư nghiệp: Tập trung hoàn thiện xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, các mô hình sản xuất lâm nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản mang tính tập trung, có quy mô lớn. Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến; gắn kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất, chế biến, phân phối, hình thành chuỗi giá trị.

4.2.2. Cải thiện môi trường đầu tư theo hướng hoàn thiện xây dựng một số

Quy hoạch chiến lược, tạo bước đổi mới căn bản trong công tác quy hoạch để

thúc đẩy thu hút đầu tư; tập trung cải thiện cơ chế xúc tiến đầu tư, xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực đầu tư phát triển:

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, lập mới các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. Ưu tiên nguồn lực triển khai các Quy hoạch chiến lược như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xây dựng

Tập trung xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đa dạng các hình thức đầu tư theo các cơ chế đầu tư hiện hành của Nhà nước để đảm bảo có nguồn lực khả thi phát triển các khu Kinh tế, khu công nghiệp,

điện, nước ra các xã đảo, hạ tầng giao thông, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá… 4.2.3. Chủđộng quản lý, điều hành thu, chi ngân sách

- Thực hiện thu chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, tránh tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Tăng cường kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh kịp thời và phát hiện các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy

định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

- Kiểm soát chặt chẽ giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đặc biệt giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, gian lận thương mại, đầu cơ, buôn lậu nhằm đảm bảo thực hiện bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu.

4.2.4. Phát triển khoa học công nghệ, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ

môi trường:

Tập trung xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, ưu tiên nguồn lực cho phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo môi trường. Xây dựng thương hiệu và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên,

đặc biệt là các nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và khoáng sản, hạn chế

tối đa việc phá đồi, lấp biển ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tập trung giải quyết các vấn đề về môi

trường ở các khu công nghiệp, khu đô thị và khu vực các nhà máy, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ vào cải thiện môi trường, thu gom, xử lý, tái chế chất thải.

4.2.5. Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực

Đổi mới tổ chức, hoạt động gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

của bộ máy chính quyền các cấp theo hướng xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ, thân thiện với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường phân cấp, phân quyền tối đa, gắn với trách nhiệm người đứng

đầu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Xây dựng cơ chế đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn; chế độđãi ngộ, thu hút nhân tài bổ sung vào đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt ở cấp chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn). Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; thanh tra công vụ.

Tiếp tục cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cần thiết để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)