4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp dự kiến của luận vă n
1.2.3.4 Những nhân tố thuộc về khách hàng
- Năng lực của khách hàng
Không một khách hàng nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả nhưng nhiều khi do năng lực có hạn nên họ không thể thực hiện
được ý đồ của mình. Do hạn chế về khả năng, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà hoạt động của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinh nghiệm trên thương trường mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh… Tất cả những điều đó khiến cho chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng ngoài ý muốn của cả ngân hàng lẫn khách hàng.
Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã được ngân hàng thẩm định một cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay. Nhưng việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng đã góp phần không nhỏ vào việc đổ bể của các tổ chức tín dụng.
- Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng
Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khoa học, không thực hiện kỹ càng… Tuy nhiên trong một số trường hợp cho dù phương án sản xuất kinh doanh của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác đến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho doanh nghiệp.
1.2.4 Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Khái niệm, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
- Khái niệm rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các khoản lỗ
tiềm tàng về phía ngân hàng. Theo đó, rủi ro tín dụng là loại rủi ro do khách hàng không trả được nợ, nghĩa là không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của họ. Khách hàng không có khả năng hoặc không sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ
trả nợ của mình. Khả năng không trả được nợ của khách hàng gây ra toàn bộ
hay một phần lỗ của khoản tiền cho vay của ngân hàng. Rủi ro tín dụng rất nguy hiểm, khi một vài khách hàng quan trọng không trả được nợ có thể gây nên những khoản lỗ lớn cho ngân hàng và có thể dẫn ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán vì vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng đương nhiên bịảnh hưởng và suy giảm.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng là sự mất khả năng trả nợ
của khách hàng do gặp phải bất trắc trong sản xuất kinh doanh như: khả năng sinh lời thực tế thấp và giảm sút; phát triển ngành nghề, sản phẩm không thích hợp và không phải là thế mạnh; giảm giá trị trong cơ cấu tài chính của hoạt động kinh doanh, nghĩa là thường luân chuyển các nguồn vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn; khách hàng khó kiểm soát đối với nhiều hoạt động trên các khu vực địa lý cách xa nhau; công tác quản lý của khách hàng về tài chính, vốn lưu động hay nhân sự thiếu chặt chẽ....
1.2.4.2 Quản lý rủi ro tín dụng
Nguyên tắc cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng là mở rộng tín dụng phải
đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng. Theo đó các quy định của các ngân hàng thương mại phải luôn phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế, cụ thể:
* Quản lý khách hàng vay: khách hàng vay được xác định rộng rãi nhưng chặt chẽ hơn, có đủ cả 2 điều kiện:
+ Điều kiện cần: có nhu cầu vay.
+ Điều kiện đủ: có đủ điều kiện vay, có khả năng trả nợ lãi, gốc theo cam kết.
* Xử lý nợ vay: khách hàng vay phải trả nợ gốc, lãi theo đúng thời hạn, kỳ hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng song trường hợp khách hàng có lý do hợp lý về việc giãn việc trả nợ thì sẽ được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ bằng hình thức điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn thời hạn nợ. Nếu không được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì khoản vay của khách hàng sẽ bị chuyển nợ quá hạn và chuyển vào các nhóm nợ thích hợp để tiện theo dõi. Trường hợp các khoản nợ vay khó có khả năng, mất khả năng thu hồi sẽ được ngân hàng hàng dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, chuyển hạch toán sang ngoại bảng để theo dõi, thu nợ và nhằm làm lành mạnh tài chính
của ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng không được xoá nợ cũng như thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro vì bản chất của việc xử lý nợ là trích thu nhập của ngân hàng để xử lý.
* Kiểm tra, giám sát khoản vay: đánh giá được khả năng hoàn trả nợ
gốc, lãi tiền vay của khách hàng là việc làm thường xuyên, có tính chất quyết
định để phân loại nợ vay theo các nhóm thích hợp và làm căn cứ cho việc cấp tín dụng cho khách hàng ở các lần tiếp theo.
* Phân loại nợ: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì các khoản nợđược phân loại thành 5 nhóm và có 2 phương pháp (định tính và
định lượng): nhóm 1( Nợđủ tiêu chuẩn), nhóm 2(Nợ cần chú ý), nhóm 3( Nợ
dưới tiêu chuẩn), nhóm 4( Nợ nghi ngờ), nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn) . * Quỹ dự phòng rủi ro: do ngân hàng tính toán và trích lập theo các quy
định của Ngân hàng Nhà nước từng thời kỳ, bao gồm: dự phòng chung và dự
phòng cụ thể. * Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ góp phần hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của mỗi ngân hàng. Hệ thống xếp hàng tín dụng nội bộ của các ngân hàng có thể có một số nội dung khác nhau phù hợp với hoạt động của mỗi loại hình ngân hàng nhưng có những nội dung chung như: Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể theo một hệ thống, quy trình trên cơ sở đánh giá khách hàng cả yếu tố định tính và định lượng.
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung - dài hạn
Chất lượng tín dụng trung - dài hạn được xem xét, đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu sau:
1.2.5.1 Về phía khách hàng:
- Dự án sử dụng vốn vay trung - dài hạn của ngân hàng có đủ cơ sở
pháp lý, kinh tế, kỹ thuật để thực hiện được.
- Vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đảm bảo đủ khả
năng trả ngân hàng nợ gốc và lãi, trang trải chi phí khác và để lại cho doanh nghiệp một khoản thu nhập.
- Đảm bảo tiền vay bằng những tài sản có thể chuyển nhượng theo quy
định của pháp luật của chính khách hàng hay bên thứ ba cam kết bảo lãnh cho khách hàng sự phòng ngừa tổn thất xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả
nợ và đảm bảo vốn vay của ngân hàng có thể thu hồi được.
- Mức độ quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng: Những khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên đối với ngân hàng và được ngân hàng đánh giá cao sẽ có những khoản tín dụng thực sự có chất lượng, do thông tin tương xứng, ít có rủi ro vềđạo đức của người vay, hoặc việc xem xét cấp tín dụng sẽ dễ dàng hơn khi cấp tín dụng cho các khách hàng mới.
b) Các chỉ tiêu định lượng đó là:
- Khả năng tài chính của khách hàng (Tỷ lệ vốn tự có/Tổng chi phí): Khách hàng vay vốn của ngân hàng có khả năng tài chính cũng như dòng tiền minh bạch và ổn định sẽ đảm bảo cho việc tham gia vào phương án, dự án vay vốn đồng thời đảm bảo việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn.
- Hiệu quả của phương án, dự án sử dụng vốn: Khi khách hàng kế
hoạch được việc sản xuất kinh doanh của mình cũng như phương án, dự án vay vốn đó khả thi trong thực tế chứng tỏ được việc sử dụng vốn vay của ngân hàng trong tương lai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tạo ra thu nhập đảm bảo gia tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng, khả năng mở rộng quy mô cũng như
nguồn trả nợ ngân hàng thực sự tin cậy.
- Chi phí phải không được vượt quá mức chi phí cho phép. - Doanh thu phải không được thấp hơn mức doanh thu dự kiến.
- Lợi nhuận phải đạt hoặc vượt quá mức lợi nhuận đã định trong dự án.
1.2.5.2 Về phía ngân hàng
a) Các chỉ tiêu định tính đó là:
- Cho vay phải tuân thủ ba nguyên tắc: vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản đảm bảo nợ vay, phải hoàn trả vốn, lãi đúng thời hạn và theo cam kết tại hợp đồng tín dụng đã ký.
- Cho vay phải tuân thủ đúng quy trình cho vay như lập hồ sơ cho vay, có phương án sản xuất kinh doanh, có báo cáo tài chính, sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, có tài sản thế chấp hợp pháp… kèm theo đó là việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
b) Các chỉ tiêu định lượng đó là:
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ cho vay trung dài hạn/ Tổng nguồn vốn huy động: - Tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn/ Tổng dư nợ cho vay
- Hệ số thu nợ trung dài hạn = Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay
- Nợ quá hạn trung dài hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn so với tổng dư nợ
- Nợ xấu trung dài hạn và tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn so với tổng dư nợ
- Vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn - Lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hạn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tín dụng là hoạt động truyền thống chủ yếu và quan trọng nhất của các Ngân hàng thương mại. Các nhà nghiên cứu cho rằng các khoản cho vay chiếm tới 60% tài sản của ngân hàng và đem lại 55 – 70% lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy ngân hàng phải thực hiện thành công chính sách, kế hoạch tín
dụng thì mới có thể tồn tại và phát triển, đồng thời đóng góp tích cực cho sự
phát triển của nền kinh tế.
1.3.1 Các kết quả đạt được:
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Ngân hàng Nhà nước có nhiều nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, góp phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức
độ cao. Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rất nhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp, góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, ngành ngân hàng rất chú trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến thị trường và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống các ngân hàng cũng rất có cố gắng trong việc đa dạng hoá các loại hình sản phẩm
để cung cấp cho xã hội. Đây là một xu thế tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào thế giới và các ngân hàng trong nước đang phải đối phó với sức ép cạnh tranh từ bên ngoài. Trình độ công nghệ cũng có những bước cải thiện giúp hiện đại hoá các phương tiện thanh toán. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ thu, chi ngân sách Nhà nước đã được chú trọng triển khai, nhất là việc triển khai công tác hiện đại hoá quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan thuế – kho bạc Nhà nước – hải quan – tài chính – các ngân hàng thương mại đã được hình thành.
Một trong những thành tựu nổi bật của ngành ngân hàng là đã huy động
được hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư vào những chương trình kinh tế trọng
điểm có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế. Nhiều công trình, dự án quan trọng của đất nước được hình thành từ nguồn vốn ngân hàng (như các dự án
về dầu khí, công nghiệp đóng tàu, xi măng, sắt thép, thuỷ điện…). Đặc biệt, ngành ngân hàng đã dành nguồn vốn đáng kể để đầu tư phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vốn ngân hàng đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo việc làm cho hàng triệu lao động.
Ngành ngân hàng cũng thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Vốn ngân hàng đã góp phần vực dậy hàng trăm doanh nghiệp đứng trước bờ
vực phá sản trở lại kinh doanh có hiệu quả, đem lại những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, ngành cũng hỗ trợ tích cực và góp phần
đạt được những thành tựu nổi bật trong nhiều hoạt động như xoá đói giảm nghèo, cho vay chương trình phát triển nhà ở Đồng bằng Sông Cửu Long; cho vay khắc phục hậu quả thiên tai; cho vay ưu đãi về lãi suất khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa; lập quỹ tín dụng đào tạo cho sinh viên, học sinh vay tiền dài hạn 10 - 15 năm, lãi suất bằng 50% lãi suất thương mại thông thường.
Ngành ngân hàng cũng chú trọng việc mở rộng, tăng cường hoạt động
đối ngoại và hợp tác quốc tế với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Duy trì tốt quan hệ với các tổ
chức tài chính và ngân hàng quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), tham gia Hiệp hội Ngân hàng các nước ASEAN…
Đạt được kết quả trên là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các cơ quan chức năng, thể
hiện trong các chỉ thị, nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế
hoạch kinh tế xã hội qua các năm.
Điểm đáng chú ý nhất trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trong mấy năm gần đây đó là hoạt động tín dụng luôn luôn được
mở rộng và có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu giảm và ở mức thấp. Đội ngũ cán bộ của hệ thống ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Tất cả sự lớn mạnh đi lên của hệ
thống ngân hàng đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và bền vững.
Quan điểm tín dụng của các ngân hàng đã từng bước được chuyển đổi phù hợp hơn với điều kiện mới của thị trường, ý thức được tiềm năng và tầm quan trọng của các đối tượng khách hàng riêng biệt. Các ngân hàng đã quan tâm hơn đến thực lực của khách hàng bằng việc xây dựng hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá ( đặc biệt là chỉ tiêu tài chính ) khi xem xét một khách hàng thông qua việc phân loại và chấm điểm khách hàng. Điều này giúp các ngân hàng tránh được các sai lầm trong quan hệ tín dụng và giảm thiểu được việc