Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu trung dài hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh (Trang 72 - 74)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp dự kiến của luận vă n

3.2.1.4 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu trung dài hạn

Bng 3.9: Tình hình n quá hn, n xu, dư n Đơn vị: Tỷđồng,% Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng dư nợ 3.876 5.019 6.090 7.079 7.459 1. Nợ quá hạn 338 656 733 972 1.808 2. Nợ xấu 72 108 80 146 530 3. Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 8,7 13 12 13,7 24 4. Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 1,8 2,1 1,3 2 7,1

Nguồn: Tài liệu "Hoạt động của NHNo&PTNT Quảng Ninh Báo cáo tổng kết năm 2007- 2011”

Đến kỳ hạn trả nợ và lãi tiền vay, nếu bên đi vay không đủ tiền để trả

và không được ngân hàng điều chỉnh hay gia hạn nợ thì toàn bộ dư nợ đó của khách hàng sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn

Căn cứ bảng số liệu trên nợ quá hạn luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ nhất là từ năm 2008 trở đi. Nợ quá hạn tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2008 tăng gần gấp đôi năm 2007. Đặc biệt năm 2010, 2011 nợ quá hạn tăng khá cao. Năm 2010 tăng so với 2007 là 634 tỷ đồng tương ứng 187%. Năm 2011 tăng so với 2007 là 1.470 tỷ đồng, tăng gấp hơn 5 lần.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng dư nợ 1. Nợ quá hạn 2. Nợ xấu Hình 3.6: Tình hình dư n, n quá hn, n xu

Nguyên nhân của tình trạng này do đâu:

- Tình hình kinh tế từ năm 2008 có nhiều biến động không tốt như: Biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao.... ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ vay ngân hàng. Điển hình là năm 2010, 2011 việc làm ăn thua lỗ của tập đoàn Vinashin, sự đóng băng của thị trường bất động sản làm một số công ty gần như không có khả năng trả nợ ngân hàng nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả

nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doang nghiệp có.

- Về phía ngân hàng khi thẩm định nhiều món vay đã không nghiên cứu sâu, thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, phân kỳ trả nợ gốc lãi lệch pha với thu nhập của khách hàng dẫn đến nợ quá hạn.

Chỉ tiêu nợ quá hạn khá cao, tuy nhiên chỉ tiêu này chủ yếu là phần dư

nợ nhóm 2 – nợ cần chú ý còn phần dư nợ xấu( nợ từ nhóm 3-5) chiếm tỷ lệ

nhỏ dưới 3% tổng dư nợ, nằm trong phạm vi kế hoạch giao của NHNo&PTNT Việt Nam. Mặc dù vậy cũng vẫn phải nhìn nhận rằng nợ xấu về cơ bản vẫn tăng năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2011 do ảnh hưởng của tập đoàn Vinashin tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến, vượt ra ngoài phạm vi kế

hoạch được giao. Chính vì vậy ngân hàng phải tìm mọi cách để hạn chế sự

xuất hiện của nợ quá hạn, thành lập các tổ thu hồi nợ và cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ tín dụng chuyên quản trong công tác đốc thúc, thu hồi nợ tránh để tình trạng nợ nhóm 2 tiếp tục chuyển sang nhóm nợ

cao hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng và hơn nữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của ngân hàng, thu nhập của người lao

động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh (Trang 72 - 74)