Đối với Ngân hàng nhàn ước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh (Trang 102 - 108)

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp dự kiến của luận vă n

4.5.2Đối với Ngân hàng nhàn ước

Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng. Nhìn chung hệ

thống văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các Ngân hàng thương mại, tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc cho các Ngân hàng thương mại trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ.Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, một số định trong các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. Ngân hàng Nhà Nước cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế

chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cũng như tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các Ngân hàng thương mại được an toàn và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá nhiều, ngoài cơ chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều công văn, quyết

định, thông tư, chỉ thị của các cấp các ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề như: Nuôi trồng thuỷ sản , lâm nghiệp, mía đường,..vv. Mỗi ngành nghề được thêm bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều loại văn bản. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp cơ

cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng hoạt động tín dụng thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn, tránh chồng chéo.

Về nâng cao chất lượng thông tin: một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của các NHTM là sự thiếu thông tin cần thiết, chính xác từ phía khách hàng, từ thị trường và dự án. Vì

vậy, muốn hoạt động của các NHTM đạt hiệu quả cao thì NHNN phải thiết lập một trung tâm lưu trữ thông tin có thể cung cấp những thông số chính xác nhất, mới nhất về các doanh nghiệp, các biến động trên thị trường, các thông tin có liên quan đến dự án

4.5.3 Đối vi các cơ quan qun lý

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành: Hệ thống này sẽ giúp cho các Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án được hoàn thiện hơn bởi có các chỉ tiêu để đánh giá và so sánh các chỉ tiêu của dự án với mặt bằng chung của toàn ngành. Trước yêu cầu đó, các cơ quan hữu quan cần sớm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn trung bình ngành và hệ thống tiêu thức phân loại doanh nghiệp để giúp ngân hàng có cơ sở để phân tích, đánh giá.

- Củng cố các cơ quan tư vấn và hoạt động tư vấn, cơ quan cung cấp thông tin đặc biệt trong các hoạt động như: đất đai, giải quyết tranh chấp, đấu giá, phát mại tài sản, luật pháp... Việc củng cố những cơ quan tư vấn đểđáp

ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại được thuận tiện khi cần có ý kiến của các chuyên gia, tư vấn. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các bên tư

vấn.

- Các Bộ cần thường xuyên hệ thống hoá thông tin ngành quản lý như định mức giá, định mức kinh tế kỹ thuật... và công bố thông tin rộng rãi qua báo chí, mạng Internet, các trung tâm dữ liệu,…để chủ đầu tư và Ngân hàng thuận tiện trong việc tra cứu, tham khảo trong việc xác định tổng mức vốn đầu tư, dự trù chi phí, doanh thu hàng năm hợp lý, xác thực.

4.5.4 Đối vi Ngân hàng Nông nghip và Phát trin Nông thôn Vit Nam

- NHNo&PTNT Việt Nam cần có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy

đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời quy trình tín dụng phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả Ngân hàng và khách hàng.

- Để có điều kiện chuyên sâu, tách bạch tương đối khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định đề nghị

NHNo&PTNT Việt Nam xem xét nghiên cứu tách biệt các khâu như quan hệ

khách hàng, thẩm định tài sản, thẩm định món vay, thẩm định rủi ro, quyết

định cho vay... đối với một món vay, tránh tập trung hết vào một cán bộ . - Các chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng cần được tổ chức hàng năm về kiến thức pháp luật, về kỹ thuật thẩm định, về Marketing...vv. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ Ngân hàng mà đặc biệt là cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Để

nâng cao trình độ cán bộ thẩm định dự án, hỗ trợ địa phương tài liệu thông tin liên quan đến thẩm định dự án đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam xây dựng kho thông tin giữ liệu, thường xuyên trao đổi cung cấp các thông tin hỗ trợ

các chi nhánh trong công tác thẩm định và tiếp cận các dự án lớn, dự án có tính phức tạp.

- Nghiên cứu để đưa ra một chính sách bảo hiểm hợp lý đối với các khoản vay trung dài hạn đặc biệt là đối với các dự án đầu tư lớn, thời gian dài trong đó đặc biệt quan tâm đến các yếu tố như phí bảo hiểm, trách nhiệm bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm để vừa tạo thuận lợi cho ngân hàng vừa không tạo ra một gánh nặng về chi phí, thủ tục cho khách hàng vay vốn.

4.5.5 Đối vi các đối tượng vay vn

- Khách hàng cần đổi mới tư duy, khắc phục những nhận thức sai lầm như :

+ Khi ngân hàng đề nghị khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết,

đầy đủ liên quan đến hồ sơ vay vốn thì cho rằng ngân hàng gây khó khăn với nhiều thủ tục nhiêu khê, phiền hà, làm mất cơ hội sản xuất kinh doanh của họ.

vào thực tế

+ Số tiền vay và thời gian xin vay không đúng với nhu cầu thực tế, vì vay vốn trung dài hạn thì phải trả lãi suất cao hơn ngắn hạn nên mặc dù muốn vay trung dài hạn nhưng doanh nghiệp lại vay ngắn hạn, đến thời hạn trả nợ

ngắn hạn thì lại đệ đơn xin gia hạn nợ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong điều kiện nền kinh tế biến đổi thường xuyên liên tục, kinh tế thế

giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn các doanh nghiệp luôn phải chủ động tìm kiếm thị trường và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng từ đó thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Khi nắm bắt được cơ hội, xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh có khả năng sinh lời cao, phù hợp với thực tiễn để tranh thủ sự hỗ trợ giúp

đỡ về vốn của các ngân hàng. Trong hoạt động vay vốn phải chủ động nắm bắt, xây dựng kế hoạch trả nợ chi tiết cụ thể, đảm bảo cân đối được dòng tiền trả nợ

gốc, lãi đúng hạn cho ngân hàng, tránh phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu gây mất uy tín với ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ

mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của một ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, ngân hàng cần phải đảm bảo được hoạt

động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn không chỉ là mong muốn của riêng NHNo&PTNT Quảng Ninh mà còn là của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Nhà nước ta hiện nay. Việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Quảng Ninh là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng,

đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Do vậy trong khuôn khổ

luận văn của mình, tác giả mới chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: - Một số vấn đề lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân tồn tại về chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Quảng Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Quảng Ninh nói riêng và NHNo & PTNT Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, luận văn xin đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước, các cơ quan quản lý, Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam để có sự

phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đảm bảo được chất lượng tín dụng.

Do những hiểu biết còn có hạn nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi bổ sung năm 2004), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia(2004), Hà Nội.

2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2003), Hà Nội.

3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê (1999), Hà Nội.

4. Frederic S.Mishkin(2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Trần Đình Định(2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản tư

pháp, Hà Nội.

6. Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo(2002), Ngân hàng thương mại – Quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

7. Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Kim Anh (1999), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nâng cao, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

8. Lê Văn Tư (1997), Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

9. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ban hành Quy chế

cho vay của TCTD đối với khách hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam(2001), Hà Nội.

10. Quyết định số 72/QĐ-NHNo- HĐQT ngày 31/5/2002 ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(2002),Hà Nội.

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(2006),Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cán bộ tín dụng, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Ngân hàng nhà nước Quảng Ninh(2007-2011), Báo cáo thường niên, Quảng Ninh.

14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh(2007- 2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh (Trang 102 - 108)