Ngư trường vànguồn lợi hải sản của tỉnh Bà Rịa V ũng Tàu

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 42 - 45)

Ngư trường khai thác chính của ngư dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu

thuộc vùng biển của tỉnh và vùng biển Đông - Tây Nam Bộ. Các đối tượng khai thác phong phú và đa dạng về chủng loại. Nghề khai thác chính và mang lại sản lượng cao nhất của tỉnh là nghề lưới kéo. Vùng biển Đông - Tây Nam bộ bao gồm 6

bãi cá chính, 5 bãi tôm và 3 bãi mực chính:

-Sáu bãi cá chính là: Côn Sơn, cửa sông Tiền - sông Hậu, cù lao Thu, ngư trường cá nổi, ngư trường biển Tây. Đặc trưng chủ yếu của chúng được mô tả như

sau:

+ Bãi cá Bắc cù lao Thu: độ sâu 50 - 200m, chất đáy chủ yếu là bùn. Diện tích

có khả năng khai thác được khoảng 6.041km2. Khả năng khai thác cho phép 9.120

tấn/năm.

+ Bãi cá Nam cù lao Thu: Diện tích khoảng 7.563km2. Trữ lượng 53.000tấn,

khả năng khai thác cho phép 15.960 tấn/năm.

+ Bãi cá Côn Sơn: Diện tích 7.331km2. Trữ lượng 28.620 tấn, khả năng khai

thác cho phép 14.300 tấn/năm.

+ Bãi cá cửa sông Cửu Long: Diện tích 3.200km2. Trữ lượng 14.000 tấn. Khả năng khai thác khoảng 7.000 tấn.

+ Ngư trường cá nổi quan trọng nhất phải kể đến là ngư trường biển Vũng Tàu và Phan Thiết có năng suất cao. Cá nổi lớn chủ yếu là cá ngừ thuộc họ cá thu ngừ

(Scombridae), ngoài ra còn một số loài khác như cá kiếm, cá nhám, một số loài thuộc họ cá nục (carangidae), cá chuồn (Richahthidae) di cư theo mùa thành từng đàn. Trong 4 khu vực tập trung chính có 3 khu vực gần bờ, chỉ có khu vực cù lao Thu gồm một số loài mang đặc tính của vùng nước sâu: vùng gần bờ từ Phan Thiết

[Type text]

đến Vũng Tàu; vùng cửa sông Cửu Long; vùng biển gần Côn Đảo; vùng biển Cù Lao Thu.

+ Ngư trường biển Tây Nam Bộ có trữ lượng khoảng 506.697 tấn (316.000 tấn

cá nổi nhỏ và 190.697 tấn cá đáy). Khả năng khai thác cho phép 202.272 tấn.

-Có 5 bãi tôm chính: Cù lao Thu, Nam Vũng Tàu, cửa sông cửu Long, Đông

Nam mũi Cà Mau, bãi tôm thụoc biển Tay với các đặc trưng cơ bản sau:

+ Bãi tôm Cù Lao Thu: phân bố rộng ở phía Đông cù lao Thu trong phạm vi 80

- 120N và 108,50-1100E, phạm vi tập trung nhất trong khoảng 90 - 110N và 109- 1100E. Độ sâu khai thác 70 - 600m, trong đó khu có sản lượng cao ở độ sâu 150 - 250m; sản lượng bình quân cao nhất có thể đạt 200-250kg/h. Đây là ngư trường tôm

biển sâu có triển vọng nhất Việt nam. Các loài tôm khai thác có giá trị cao, nhất là tôm vỗ.

+ Bãi tôm Nam Vũng Tàu: có diện tích khoảng 2.750km2, độ sâu 5 - 35m;

năng suất khai thác bình quân 5 - 20kg/h, cao nhất là 56kg/h, thấp nhất là 2kg/h. Mật độ bình quân từ 63 - 98kg/km2, nơi cao nhất đạt 1.250kg/km2.

+ Bãi tôm cửa sông Cửu Long: có diện tích khoảng 5.150km2, độ sâu 5 - 32m;

năng suất khai thác bình quân 1 - 10kg/h, cao nhất là 17kg/h, thấp nhất là 0,09kg/h. Mật độ bình quân trong tháng dao động từ 24 - 221kg/km2.

+ Bãi tôm Đông Nam mũi Cà Mau: có diện tích khoảng 5.550km2, độ sâu 5 -

25m; năng suất khai thác bình quân 3kg/h (tháng 5). Mật độ bình quân 35kg/km2,

nơi cao nhất đạt 69kg/km2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các bãi tôm thuộc biển Tây: Tây Bắc Phú Quốc; Anh Đông-Nam Du ; Sông

Đốc - Hòn Chuối cho sản lượng cao hơn các ngư trường tôm khai thác ở biển Đông.

- Bãi mực phân bố tập trung ở một số khu vực tại biển Phan Thiết và Vũng

Tàu - Côn Đảo; mật độ tập trung cao ở độ sâu 20 - 50m.

- Ngư trường cá ngừ đã khai thác và nghiên cứu ở Việt Nam trong phạm vi 9 - 150N và109-1120E. Năm 1999 khai thác được 60.000tấn.

[Type text]

Do đặc điểm nghề cá của Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu là nghề lưới kéo, do đó ngư trường hoạt động tập trung ở các bãi cá đáy và là ngư trường ở vùng biển xa bờ

giáp với ranh giới biển của Việt Nam với Indonesia và Malaysia.

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu cơ bản nào riêng cho vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên theo ước tính của các nhà chuyên môn, khả năng khai thác hải

sản thuộc vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng khoảng 170.000 - 200.000 tấn.

Toàn vùng biển Đông Nam Bộ có trữ lượng ước tính 2.176.892 tấn và khả năng

khai thác 873.214 tấn, trong đó trữ lượng cá đáy ở độ sâu <50m chỉ chiếm 349.154

tấn, khả năng khai thác 139.762 tấn, trữ lượng cá đáy ở độ sâu >50m chiếm khoảng

1.202.735 tấn với khả năng khai thác 481.094 tấn; trữ lượng cá nổi toàn vùng biển

là 524.000 tấn và khả năng khai thác 209.600 tấn; trữ lượng tôm 23.610 tấn, khả năng khai thác 11.806 tấn; trữ lượng mực 77.393 tấn, khả năng khai thác 30.952

tấn.

Bảng 5: Nguồn lợi hải sản theo độ sâu ở vùng biển Đông Nam Bộ.

Vùng biển Loài Độ sâu Trữ lượng KNKT

Tấn Tấn Đông Nam Bộ Cá nổi nhỏ Toàn vùng biển 524.000 209.600 Cá đáy <50m 349.154 139.762 >50m 1.202.735 481.094 Mực Toàn vùng biển 77.393 30.952 Tôm 23.610 11.806

[Type text]

Cộng 2.176.892 873.214

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng)

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 42 - 45)