2.1. Căn cứ đề xuất:
Hiện nay ngư trường khai thác của tỉnh còn chưa được quản lý một cách hợp
lý, tiếp cận nguồn lợi theo hướng “tiếp cận tự do”, tình trạng tàu xa bờ vào khai thác vùng gần bờ diễn ra khá phổ biến, có quá nhiều nghề khai thác trong cùng một ngư trường, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn của các nghề ngày càng tăng lên. Trong giai đoạn tới, để hướng tới phát triển bền vững cần phân chia vùng biển nhằm quản lý
nguồn lợi và tổ chức khai thác hợp lý. Hiện nay Nghị định 123/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ đã quy định rõ về phân vùng, tuyến khai thác và tổ chức
quản lý khai thác tại các vùng biển này. Do đó UBND tỉnh cần thực hiện tốt việc
quản lý khai thác trên các vùng biển đã quy định.
2.2. Nội dung giải pháp:
Các vùng biển, tuyến biển đã được quy định theo pháp luật cần được tỉnh phân
tuyến quản lý như sau:
+ Tuyến bờ cách đường bờ biển 6 hải lý, đây là đới rừng ngập mặn và cỏ biển.
Tuyến này giao cho cộng đồng ngư dân vùng ven biển theo từng huyện quản lý,
chính quyền kết hợp với cộng đồng ngư dân để xác định ranh giới quản lý vùng biển cho từng cộng đồng. Chính quyền cùng mỗi cộngđồng ngư dân xác định số lượng tàu, chủng loại nghề và số lượng lao động đánh cá nhằm khai thác bền vững
nguồn lợi hải sản của vùng biển do cộng đồng mình quản lý. Vùng này chỉ cho tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15m và công suất dưới 20cv. Tại tuyến
này cấm các tàu thuyền làm nghề lưới kéo và các nghề cấm khác theo quy định. + Tuyến gần bờ giới hạn từ 6 đến 24 hải lý. Tuyến này do tỉnh quản lý. Trên cơ sở điều tra nguồn lợi hải sản một cách chính xác, tỉnh sẽ xác định số lượng tàu, chủng
loại nghề, số lượng lao động đánh cá cho vùng biển thuộc tỉnh quản lý. Sở Thuỷ sản là cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức và giám sát việc thực hiện.+ Tuyến xa
[Type text]
bờ được tính từ đường cách bờ 24 hải lý đến hết vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, tuyến này do nhà nước TW quản lý. Bộ Thuỷ sản là cơ quan nhà nước có
trách nhiệm tổ chức điều tra nguồn lợi hải sản, để định ra số lượng tàu, chủng loại
nghề và số lượng lao động đánh cá trong toàn tuyến biển, trong đó tập trung vào các
ngư trường trọng điểm. Trên cơ sở tính toán hợp lý cho mỗi vùng và tiềm năng của
tỉnh, số lượng tàu thuyền và loại nghề sẽ được tỉnh xác định trên cơ sở quy hoạch.
Dựa vào quy hoạch, tỉnh sẽ quản lý và tổ chức sản xuất cho phù hợp với điều kiện
của cả vùng.
Do đặc điểm cá biển Việt Nam nói chung và vùng biển Bà Rịa - Vũng tàu nói
riêng là đa loài và sản lượng mỗi loài không lớn nên không nên áp dụng giải pháp
cấp “quota” như một số nước. Bộ Thuỷ sản dựa vào quy hoạch khai thác hải sản, để
cấp giấy phép cho các tàu khai thác tuyến xa bờ. Tàu khai thác xa bờ không được
phép vào khai thác ở tuyến gần bờ và liền bờ.+ Tuyến viễn dương nằm ngoài vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam phải theo thông lệ quốc tế và các hiệp định,
hợp đồng do Việt Nam ký kết với các nước. Các tàu của tỉnh khai thác ở vùng biển
này chịu sự quản lý của Bộ Thuỷ sản.
Việc quản lý nguồn lợi trên cơ sở phân chia tuyến biển sẽ được giao cho từng
cấp có trách nhiệm quản lý: tuyến bờ giao cho cộng đồng ngư dân quản lý dưới sự
giám sát của tỉnh trên cơ sở đồng quản lý. Tuyến xa bờ sẽ do Bộ Thủy sản tổ chức
quản lý trên cơ sở phối hợp với UBND tỉnh và Sở Thủy sản. Tuyến viễn dương sẽ do Trung ương quản lý trên cơ sở thỏa thuận quốc tế.
2.3. Dự kiến tính khả thi của giải pháp
Hiện nay Nghị định 123/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ đã có hiệu
lực và các tỉnh phải tiến hành phân chia vùng biển và phân cấp quản lý vùng biển.
Việc tổ chức phân vùng và quản lý khai thác sẽ được tiến hành, do đó giải pháp
[Type text]