Quan niệm về phát triển bền vững nói chung

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 30 - 99)

4. Lý thuyết về phát triển bền vững nghề khai thác hải sản

4.1. Quan niệm về phát triển bền vững nói chung

Nhận thức về phát triển bền vững xuất hiện từ khá sớm, gắn với các hoạt động

bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, khái niệm PTBV theo đúng nghĩa của nó mới chính thức được đề xuất năm 1987 trong báo cáo

Tương lai chung của chúng ta” và từng bước được khẳng định trong các Hội

nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro (1992) và ở Johannesburg (2002). Theo đó, PTBV được hiểu “là sự phát triển đáp ứng được

những nhu cầu/yêu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại/làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

Như vậy, về bản chất, PTBV trước hết là một quá trình phát triển, mà trong đó

quan hệ không gian giữa ba mảng phúc lợi: kinh tế, xã hội và môi trườngluôn được điều chỉnh tối ưu, cũng như mối quan hệ theo trục thời gian về nhu cầu và lợi ích

giữa các thế hệ được giải quyết hài hoà. Có thể nói, PTBV không dễ dàng đạt được

trong thực tế, vì yếu tố phát triển luôn thay đổi, thậm chí thay đổi rất nhanh so với

khả năng điều chỉnh. Bởi thế, PTBV chỉ là mục tiêu mong đợi về mặt xã hội, nhưng

lại là nhu cầu và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, của

các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và các địa phương.

Ở nước ta ngày nay PTBV đã trởthành đường lối, quan điểm và mục tiêu của Đảng và chính sách của Nhà nước. Một phần đã được thể hiện trong Chỉ thị số

36/CT-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước (1998), Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường

(2004). Đặc biệt, ngày 17 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định

số 153/2004/QĐ -TTg ban hành Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương

trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Trong đó, thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế được xác định cần phải ưu tiên nhằm PTBV.

Ngành Thuỷ sản nước ta đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, giải

[Type text]

quốc dân cũng như kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì vị thế quan trọng

của ngành, ngày 11/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, ngành thủy sản phải phấn đấu trở

thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, sản phẩm thuỷ sản phải có sức cạnh tranh

cao trên các thị trường để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Trong khi xuất phát điểm vốn là một nghề cá quy mô nhỏ với phương thức canh tác truyền thống,

tiếp cận ngư trường tự do với thực trạng sản xuất của ngành còn manh mún, bị cắt

khúc giữa các khâu, quản lí dựa vào kinh tế hộ gia đình. Mâu thuẫn giữa các yếu tố

phát triển như vậy đã tạo ra thách thức rất lớn đối với mục tiêu PTBV và sẽ làm nảy sinh không ít khó khăn trong quá trình phát triển ngành.

4.2. Khái niệm về phát triển bền vững nghề khai thác hải sản

Nghề khai thác hải sản là một nghề sử dụng nguồn lợi tự nhiên có thể tái tạo.

Mục tiêu phát triển bền vững nghề khai thác hải sản có thể hiểu theo nghĩa: tối đa

về mặt sản lượng về khối lượng hoặc về thu nhập và duy trì một mức nhất định trữ lượng đàn cá nhằm tạo ra một mức dự trữ nhất định hay không làm suy giảm nguồn

lợi. Với mục tiêu sinh học này có thể thay đổi để bao hàm các mục tiêu liên ngành

có liên quan đến các mục đích kinh tế - xã hội - môi trường.

Về mặt kinh tế: mục tiêu của việc phát triển nghề khai thác hải sản là tối đa

hoá lợi nhuận thu được từ việc khai thác nguồn lợi tự nhiên

Về mặt xã hội: phát triển bền vững nghề khai thác hải sản phải đảm bảo được

sự công bằng xã hội. Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong

xã hội, lợi ích phải được chia sẻ cho những người hưởng lợi từ nguồn lợi hải sản và tránh sự phân hoá giàu nghèo.

Về mặt môi trường sinh thái: phát triển bền vững phải bao gồm các mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên thuỷ sản và môi trường sống của chúng cũng như sự hài hoà về lợi ích từ việc khai thác tài nguyên.

[Type text]

Mục tiêu của việc quản lý bền vững nghề khai thác hải sản dựa trên khái niệm

tổng lượng cá đánh bắt cho phép (TAC) được đặt trên cơ sở tham khảo về khía cạnh

sinh học, ví dụ như MSY, khía cạnh kinh tế như MEY... từ đó các nhà quản lý có

thể ra các quyết định như: xác định hạn mức khai thác, quy định số lượng tàu thuyền cần thiết, lựa chọn loại nghề trên cơ sở chọn lọc và hiệu quả kinh tế, đảm

bảo sinh kế cho ngư dân những vẫn duy trì trữ lượng đàn cá qua các năm nhằm thực

hiện các mục tiêu của những năm tiếp theo.

Trong giai đoạn hiện nay, để nghề khai thác hải sản phát triển một cách bền

vững, cần giải quyết hài hoà giữa ba mảng phúc lợi cơ bản: Kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. Ba mục tiêu này có thể được điều chỉnh trong quá trình phát triển trên cơ sở cơ bản của nguồn lợi vùng biển và điều kiện kinh tế - xã hội của từng

vùng, từng tỉnh.

4.3. Lý thuyết xây dựng các giải pháp PTBV nghề KTHS tỉnh BR -VT

Các giải pháp về phát triển bền vững nghề khai thác hải sản được căn cứ vào các mục tiêu phát triển trong tương lai nhằm điều chỉnh hành vi và hỗ trợ trong quá

trình phát triển.

Trong những năm gần đây, do năng suất khai thác giảm mạnh, nhu cầu thị trường ngày càng tăng cộng với các chính sách khuyến khích phát triển của nhà

nước nên tốc độ tăng cường độ đánh bắt ở những vùng nước truyền thống ở nước ta

nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng tăng truởng rất nhanh. Tuy nhiên

công tác định hướng phát triển không theo kịp tốc độ tăng truởng đã dẫn đến tình trạng nguồn lợi ngày càng xấu đi, nguy cơ nguồn lợi cạn kiệt và suy thoái môi

trường đang đến gần, nhất là nguồn lợi ở những vùng nước ven bờ. Hiệu quả của

công tác quản lý ngành ngày càng yếu và ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển

bền vững.

Có thể có rất nhiều cách để ngăn chặn xu hướng giảm sút nguồn lợi hải sản

cũng như chất lượng hệ sinh thái biển như: quy định vùng đánh bắt, mùa vụ đánh

[Type text]

phương pháp này còn nhiều hạn chế và đòi hỏi chi phí lớn. Gần đây nhiều quốc gia

trên thế giới cũng như khu vực đã sử dụng các mô hình kinh tế - sinh học để xác định và phân bổ hạn ngạch khai thác cho từng đội tàu, từng vùng biển và từng đối tượng đánh bắt nhằm sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn lợi sẵn có.

Đối với nghề cá Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề cá phát triển

muộn và có quy mô nhỏ. Đặc trưng quan trọng là nghề cá đa loài, do đó việc đánh

giá trữ lượng và khả năng khai thác của từng loài để xác định hạn ngạch khai thác

hợp lý là điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Do đó chúng ta cần lựa chọn những

mô hình quản lý nghề cá phù hợp và một trong những phương pháp để quản lý nghề

cá một cách bền vững là dựa vào các bộ chỉ số. Trong đó chọn một số chỉ số đặc trưng cho nghề, dễ thu thập và mang tính thường xuyên. Dựa vào các chỉ số, các

nhà quản lý có thể thấy được mức độ phát triển của nghề và mức độ sử dụng bền

vững nguồn lợi để có biện pháp điều chỉnh số lượng tàu thuyền cũng như cơ cấu

nghề phù hợp. Bộ chỉ số sẽ bao gồm 4 nhóm chỉ số chính: kinh tế - xã hội - môi trường (nguồn lợi) và quản lý (thể chế chính sách).

Các chỉ số quan trọng để thể hiện được mức độ phát triển ngành phải bao gồm

cả 4 nhóm nói trên và sự tác động qua lại của các chỉ số này phải được cân đối và

điều chỉnh hợp lý trong quá trình phát triển. Và để điều chỉnh các chỉ số này, cần

phải có những chính sách phù hợp trong từng giai đoạn. Các chỉ số thường cung cấp

thông tin về xu thế, mô tả một trạng thái hoặc có thể giúp các thành phần liên quan

đến phát triển bền vững và chúng hỗ trợ cho việc ra quyết định một cách hệ thống,

toàn diện và mạch lạc...bộ chỉ số sẽ tạo nên một ngôn ngữ chung để trao đổi và xác

định những điểm giống nhau và khác nhau, ưu điểm và nhược điểm của các phương

án phát triển và lựa chọn những phương án phát triển tối ưu.

Với 3 nhóm chỉ số chính sẽ thể hiện rõ quá trình phát triển và các nhà quản lý sẽ căn

cứ vào đó đề ra các giải pháp phù hợp. Ví dụ: khi cường lực đánh bắt (tổng công suất tàu)

tăng lên sẽ làm cho chi phí đầu tư tăng lên và khi cường lực càng tăng, năng suất khai thác

(CPUE) càng giảm đi và dẫn đến lợi nhuận cho một đơn vị công suất sẽ giảm theo, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế. Như vậy khi nhìn vào diễn biến của CPUE, các nhà quản

[Type text]

lý sẽ có các giải pháp nhằm cắt giảm cường lực khai thác. Tuy nhiên việc cắt giảm cường

lực khai thác sẽ làm ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng (số lao động khai thác) và như

vậy khi cắt giảm, các nhà quản lý phải có các giải pháp cân đối sao cho phù hợp với nguồn

lợi vùng biển cũng như tạo sinh kế cho ngư dân theo điều kiện xã hội của từng địa phương.

Trong khuôn khổ luận văn, tôi sẽ sử dụng chỉ số đầu vào quan trọng cho

PTBV nghề KTHS Bà Rịa - Vũng Tàu là xác định sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY), biến động năng suất và hiệu quả kinh tế của các nhóm nghề khai thác chính. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp về tàu thuyền, loại nghề phù hợp

nhằm PTBV nghề KTHS của tỉnh.

Mô hình sản lượng thặng dư (Surplus Model) sẽ được sử dụng để tính toán sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY) theo lý thuyết mô hình Schaefer như sau:

* Mô hình Schaefer

Trong một quần thể không khai thác, cạnh tranh cùng loài vì nguồn sống như

thức ăn và không gian đã dẫn đến sự cân bằng giữa phần gia tăng từ lượng bổ sung

và phần mất đi do tử vong tự nhiên. Khi kích thước đàn cá bị giảm xuống do khai

thác, mức độ cạnh tranh trong loài vì nguồn sống giảm xuống và lượng bổ sung cho

nghề cá thường tăng lên. Hơn nữa, những cá lớn và sinh trưởng chậm bị đánh bắt

thì nguồn thức ăn và các nguồn sống khác tăng lên và do vậy những cá thể nhỏ hơn

sẽ sinh trưởng nhanh. Như vậy, dưới điều kiện khai thác, các yếu tố này cho phép một lượng thặng dư (= lượng bổ sung + sinh trưởng - tử vong) có khả năng khai thác tăng lên.

Mô hình sản lượng thặng dư thừa nhận rằng: tốc độ sinh trưởng thực của đàn

cá có liên quan đến sinh khối (B) của đàn. Trong khi, tăng trưởng sinh khối bằng 0

tại dung lượng (K) của quần thể nên lượng gia tăng, tức là sản lượng thặng dư, đạt

tối đa tại một giá trị sinh khối nào đó thấp hơn. Nếu sản lượng khai thác nhỏ hơn

sản lượng thặng dư, sinh khối của quần thể sẽ tăng, nhưng nếu sản lượng khai thác

[Type text]

Nếu một loài phân bố đến một môi trường mới, sinh khối của nó sẽ tăng cho

tới khi đạt tới dung lượng (K) của môi trường. Tại đây, các yếu tố cạnh tranh phụ

thuộc mật độ như thức ăn và không gian sẽ giới hạn không cho khối lượng quần thể tăng trưởng thêm nữa (Hình 1). Mô hình Schaefer (Schaefer, 1954 và Ricker, 1975) cho rằng, sự tăng trưởng sinh khối của quần thể tuân theo một đường cong dạng chữ S (đường cong Sigmoid), với r là tốc độ sinh trưởng của quần thể, B là sinh khối

tối đa tại dung lượng của môi trường (tương ứng với K).

Sinh khối

B

B/2

0 Thời gian

Hình 1. Đường cong logistic về sự tăng trưởng sinh khối quần thể theo thời gian. Đường thẳng đậm biễu diễn một chuỗi khai thác lặp lại xung quanh 1/2 sinh khối tối đa.

Đường cong tăng nhanh nhất khi sinh khối quần thể bằng 1/2 sinh khối tối đa. Điều này gợi ra rằng, nếu đàn cá bị khai thác, năng suất và sản lượng sẽ đạt tối đa khi đàn giảm đi 50% sinh khối tối đa khi không bị khai thác.

Phương trình logistic mô tả tốc độ thay đổi sinh khối của quần thể sẽ là: dB/dt = r B 1 - B/ B

Nếu đàn bị khai thác, sản lượng (C hoặc Y hàng năm) được trừ đi:

[Type text]

Trong điều kiện cân bằng, nếu tốc độ khai thác được duy trì đủ dài để quần thể

lập lại trạng thái cân bằng, tức là lượng bị khai thác (Y) sẽ được bù lại đúng bằng lượng tăng trưởng sinh khối, nghĩa là dB/dt = 0. Khi đó:

Y = r B 1 - B/ B (1)

Phương trình này có dạng Parabol (Hình 2) và sản lượng tối đa đạt được tại

sinh khối bằng 1/2 mức tối đa khi không khai thác.

Vì Y = q f B và Y/f = CPUE = q B, nên:

B = CPUE/q (2) Thay (2) vào (1), ta có:

Y = f (CPUE) = r (CPUE/q) 1 - (CPUE/q)/(CPUE/q)

Với CPUE là sản lượng trên một đơn vị cường lực tại sinh khối cực đại của

quần thể (B).

Hình 2. Mối quan hệ giữa sản lượng và sinh khối đàn cá

Chia 2 vế cho CPUE, ta có:

f = r/q 1 - CPUE/CPUE

CPUE = CPUE - (q CPUE/r) f

MSY

Sản lượng

[Type text]

Đây là phương trình đường thẳng, với hệ số độ dốc b = (- q CPUE/r) và a = CPUE:

CPUE = a + bf (3) Với a và b là hằng số (Hình 3).

CPUE

Cường lực khai thác (f)

Hình 3. Mối quan hệ giữa CPUE và Cường lực khai thác (F)

Nhân 2 vế với f, ta có: CPUE*f = af + bf2 . Vì Y/f = CPUE hay Y = CPUE *f, do vậy:

Y = a f + b f2 (4)

Đây là mô hình Schaefer. Theo mô hình này, sản lượng quan hệ với cường lực

khai thác theo một đường parabol tiệm cận (Hình 4).

0 fMSY cường lực khai MSY

[Type text]

Hình 4. Mối quan hệ giữa sản lượng và cường lực khai thác (f)

Trong thực hành, mô hình Schaefer cần một chuỗi số liệu dài về sản lượng (Y) và cường lực khai thác (f) và thừa nhận quần thể ở trạng thái cân bằng.

Các hằng số a và b trong phương trình 3 được thay vào phương trình 4 để thiết

lập phương trình bậc 2 với đường cong Parabol (với một chuỗi các giá trị cường lực khai thác f ). Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có độ tin cậy cao khi quần thể ở trạng

thái cân bằng.

Phương trình 4 có đạo hàm bằng (a + 2bf). Sản lượng đạt cực đại (MSY) tương ứng với fMSY khi đạo hàm bằng không, tức là: (a + 2bfMSY) = 0, hay:

fMSY = - a / (2b) (5)

Thay vào (4), ta được sản lượng cân bằng tối đa:

MSY = - a /(2b) + b (a/(2b)2

[Type text]

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng, tiềm năng, cơ hội và thách thức cho việc phát triển nghề

khai thác hải sản.

- Dự báo một số điều kiện phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên, nguồn lợi

hải sản và điều kiện kinh tế xã hội với các bối cảnh chung.

- Định hướng sắp xếp cường lực khai thác, cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải

sản.

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển theo hướng bền vững nghề khai thác

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 30 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)