Giải pháp về thể chế chính sách

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 74 - 76)

5.1. Căn cứ xây dựng giải pháp:

Hiện nay Luật Thủy sản cũng như các văn bản dưới luật, luật Bảo vệ môi trường đã đi vào cuộc sống. Tại địa phương cũng đã có một số văn bản pháp luật hỗ

[Type text]

sách cho KTHS còn rất ít và việc thực thi cũng chưa đạt hiệu quả cao. Đối với

KTHS xa bờ đã cso chính sách cho vay tín dụng ưu đãi đóng tàu KTHS xa bờ. Riêng đối với KTHS gần bờ và các vùng ven đảo, hệ thống chính sách còn yếu và chủ yếu là cấp Trung ương. Trong giai đoạn tới, ngoài các văn bản pháp luật do Trung ương ban hành, tỉnh cần có các văn bản nhằm hướng dẫn thực thi một cách

có hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương.5.2. Nội dung giải pháp

- Xây dựng các chính sách của tỉnh về ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực xây

dựng cơ bản (cảng, bến cá, các dịch vụ trên cảng bến cá). Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư.- Xây dựng chính sách trong lĩnh vực tín dụng với đặc

thù riêng cho nghề cá về lượng vốn vay và thời hạn vay, đáp ứng điều kiện đặc thù sản xuất của nghề KTHS. Chính sách hỗ trợ cho việc thành lập các HTX nghề cá.

Thành lập Ngân hàng nghề cá tại địa phương.

- Xây dựng hệ thống các chính sách cho chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp KTHS

gần bờ: chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay, phối hợp với các ngành trong việc

tạo điều kiện về tư liệu sản xuất (đất đai, cơ sở hạ tầng...) cho các lao động chuyển đổi.- Xây dựng chính sách hỗ trợ quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng, giao, cho thuê mặt nước biển phục vụ nuôi trồng hải sản. Đảm bảo về mặt pháp lý về quyền của người dân trong quá trình quản lý và tạo điều kiện để người dân thực hiện "dân biết,

dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động KTHS.- Tăng cường giám sát

việc thực thi các kế hoạch, quy hoạch phát triển KTHS theo quy định của Chính

Phủ.- Ban hành các chính sách về hỗ trợ rủi ro và thiên tai cho các tàu KTHS ở

vùng biển xa bờ.- Hiện nay, trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao, hiệu quả kinh tế

của nghề KTHS, nhất là KTHS xa bờ ngày càng giảm sút, cần phối hợp với ngân hàng địa phương để có các chính sách khoanh nợ, kéo dài thời hạn vốn vay để ngư dân có điều kiện sản xuất và trả nợ ngân hàng- Tăng cường khả năng giám sát việc đóng mới tàu thuyền, cải tiến cơ chế đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền, thực hiện việc đăng ký trước khi đóng mới, tránh tình trạng hiện nay là đóng xong mới tiến hành thủ tục đăng ký nhằm kiểm soát tốt số lượng tàu thuyền tham gia KTHS của tỉnh.- Lồng ghép các vấn đề môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển KTHS

[Type text]

và các dự án đầu tư cho KTHS. Xúc tiến quản lý tổng hợp nghề cá và tăng cường ý

thức, trách nhiệm của các ngành khác tác động vào môi trường thủy sinh.- Hỗ trợ

xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản, kể cả các mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nhằm nâng cao giá trị sản phẩm khai thác.- Thực hiện việc thống kê

thường niên các dữ liệu về KTHS dựa trên các chỉ số chính (cường lực, sản lượng, lao động, thu nhập nghề cá...) làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách

nghề cá cho tỉnh cũng như quốc gia. Quy định chặt chẽ và giám sát thực hiện việc ghi nhật ký đánh cá cho các tàu nhằm thu thập số liệu một cách chính xác, đơn giản

và giảm chi phí. Song song với việc thống kê thường niên theo các chỉ số, cần có các điều tra cơ bản về nguồn lợi để đánh giá biến động đàn cá khai thác theo các chuỗi thời gian.

5.3. Tính khả thi của giải pháp

Hiện nay Luật Thuỷ sản và các văn bản dưới luật đã được ban hành và dần đi

vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý tốt cho các hoạt động KTHS. Đảng và Nhà

nước cũng đã quan tâm đến việc phát triển kinh tế biển. Chính phủ đnag xây dựng

Chiến lược biển, trong đó ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong chiến lược

này. Vì vậy các chính sách ra đời sẽ hỗ trợ rât slớn cho việc phát triển bền vững

nghề KTHS.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)