Tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 39 - 42)

2.1. Tài liệu

2.1.1. Tài liệu có sẵn

Luận văn sử dụng tài liệu Lý thuyết về bộ chỉ số phát triển bền vững nghề khai

thác của FAO (Indicator For Sustainable Development of Marine Capture Fisheries) làm cơ sở để lựa chọn các chỉ số cho phát triển bền vững nghề khai thác của tỉnh.

Sử dụng mô hình toán Gordon - Schaefer để tính toán sản lượng khai thác bền vững

tối đa cho nghề cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tài liệu về lý thuyết phát triển

bền vững nghề cá Việt Nam qua hội nghị quốc gia năm 2006 “phát triển nghề cá

Việt Nam - Vấn đề và cách tiếp cận” do Bộ Thuỷ sản tổ chức. Luận văn sử dụng

[Type text]

Kinh tế và Qui hoạch Thủy sản, Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, dự

án ALMRV, Sở Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tài liệu chủ yếu là: - Cơ sở dữ liệu về nguồn lợi hải sản vùng biển Đông Nam Bộ.

- Số liệu thống kê tổng số tàu thuyền, công suất máy tàu và sản lượng khai thác hàng năm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1996 - 2005.

- Số liệu về biến động năng suất khai thác bình quân, doanh thu, chi phí hoạt động của các nghề, các nhóm tàu từ số liệu thống kê của dự án Đánh giá nguồn lợi

sinh vật biển Việt Nam (ALMRV).

- Số liệu về tình hình phát triển lao động khai thác hải sản của Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2000 - 2005.

- Các số liệu về đặc điểm kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân sống bằng

nghề KTHS qua điều tra.

- Các văn bản pháp lý liên quan đến nghề KTHS của nhà nước và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2.1.2. Số liệu thu thập

Để hoàn thành luận án, một số số liệu đã được thu thập tại các địa phương

trong tỉnh nghiên cứu như sau:

- Số lượng tàu, thuyền theo nghề và theo công suất ở các tỉnh.

- Năng suất, hiệu quả của các nhóm nghề chính.

- Một số số liệu, tài liệu về đặc điểm kinh tế xã hội hộ gia đình KTHS của

tỉnh.

- Các thể chế chính sách liên quan đến KTHS của tỉnh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập số liệu

[Type text]

- Sử dụng phương pháp thống kê trong việc thu thập dữ liệu theo mẫu điều tra

in sẵn (Phụ lục I) về hiệu quả kinh tế, đặc điểm kinh tế xã hội hộ gia đình khai thác hải sản.

- Thống kê các số liệu sản xuất nghề khai thác hải sản hàng năm của tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông qua phiếu điều tra, bao gồm: tàu thuyền, công suất, sản lượng, năng suất khai

thác và các số liệu về hiệu quả kinh tế của các nhóm nghề.

- Xử lý các số liệu thu thập từ dự án ALMRV làm căn cứ cho việc tính toán

biến động năng suất hiệu quả kinh tế của các nhóm nghề KTHS chính của tỉnh.

- Sử dụng phương pháp SOCMON (Social Economic Monitoring) để thu thập

dữ liệu và đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của nghề khai thác thuỷ sản.

- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người

dân (PRA -Participatory Rural Assessment) để thu thập số liệu.

- Sử dụng phương pháp dự báo theo mô hình kinh tế sinh học Schaefer.

- Số mẫu thu thập đảm bảođộ chính xác cao.

2.2.2. Xử lý số liệu

- Số liệu về năng suất, sản lượng và cường lực nghề khai thác hải sản sẽ được

xử lý bằng phần mềm Excel và tính toán theo mô hình Schaefer nhằm đưa ra sản lượng khai thác bền vững tối đa cho tỉnh.

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tính toán các chỉ số về cường lực khai thác, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế của các nhóm nghề khai thác chính của

tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững căn cứ trên sản lượng bền vững tối đa cho phép khai thác của tỉnh, hiệu quả kinh tế, tính chọn lọc của các nhóm nghề và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

[Type text]

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 39 - 42)