0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giải pháp về tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Trang 71 -73 )

3.1. Căn cứ đề xuất.

Đối với KTHS gần bờ, trên thực tế hiện nay nghề cá của Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang nằm trong tình trạng chung của cả nước là tiếp cận tự do. Do đó tình trạng khai thác không có tổ chức còn diễn ra khá mạnh và là một trong những

nguyên nhân chính dẫn đến nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ ngày càng cạn kiệt. Để phát triển nghề KTHS gần bờ một cách bền vững cần có giải pháp tổ chức sản

xuất mới dựa trên cơ sở cộng đồng.

Hiện nay Bộ Thuỷ sản đã phối hợp với một số địa phương xây dựng mô hình

đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực

cho thấy đồng quản lý đã mang lại hiệu quả khả quan trong việc bảo vệ nguồn lợi.

Hiện nay các vùng biển đã được phân chia và phân cấp quản lý cụ thể, do đó

việc tiến hành mô hình đồng quản lý cho vùng biển ven bờ là cần thiết.

Đối với KTHS xa bờ, hiện nay trong tỉnh đã có một số mô hình tổ chức sản

xuất theo đội tàu như: mô hình đội tàu lưới kéo Phước Tĩnh, mô hình đội tàu lưới

vây ở Long Hải. Các mô hình này tiết kiệm được nhiên liệu trong quá trình sản xuất và đảm bảo an toàn hơn khi hoạt động trên biển.

3.2. Nội dung giải pháp

Đối với KTHS gần bờ:

Tổ chức quản lý sản xuất dựa trên cơ sở cộng đồng. Khi các tuyến biển đã

được phân chia và phân cấp quản lý, tại mỗi cộng đồng ngư dân (nên chọn theo cấp

xã, phường) cần thành lập các Chi hội quản lý nghề cá cộng đồng, tập đoàn sản xuất

hoặc Hợp tác xã nghề cá... Chính quyền kết hợp với ngư dân tổ chức đại hội bàn bạc

dân chủ quyết định các vấn đề liên quan đến nghề khai thác hải sản trong phạm vi

vùng biển được giao trên cơ sở nguồn lợi đã được đánh giá, bầu ban quản lý có

trách nhiệm tổ chức và giám sát mọi hoạt động theo các tiêu chí đã bàn bạc thống

nhất. Các tổ chức cộng đồng này chỉ làm khâu hậu cần dịch vụ cung ứng nhu yếu

[Type text]

thuyền và sản lượng khai thác nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản của vùng biển do cộng đồng quản lý và khai thác.

Tổ chức cấp phép và quyền sử dụng mặt nước biển phục vụ nuôi trồng thuỷ

sản theo nghị định 27/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Uỷ Ban Nhân dân huyện phối

hợp với Sở Thuỷ sản, Uỷ Ban Nhân dân xã phường và cộng đồng ngư dân tổ chức

việc giao mặt nước biển cho các đối tượng được giao, hoặc thuê mặt nước biển theo

giấy phép. Trường hợp mặt nước sử dụng không đúng mục đích ghi trong giấy phép

sẽ bị xử phạt hoặc thu hồi. Sẽ tổ chức xây dựng các mô hình chuyển đổi từ nghề

khai thác gần bờ sang NTTS và nhân rộng các mô hình có hiệu quả nhằm giảm bớt

số lượng tàu thuyền ven bờ và giải quyết việc làm cho các lao động dôi ra. Đối với

các xã cửa sông nên có chính sách hỗ trợ vốn để cải hoán tàu thuyền, chuyển dần ra

xa bờ. Đối với các xã bãi ngang và vùng đảo Côn Đảo nên có chính sách cho chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và các ngành dịch vụ khác.

Đối với KTHS xa bờ:

+ Từng phường xã hướng dẫn ngư dân tự nguyện tổ chức thành nhóm tàu 5-10 chiếc theo gia tộc hoặc xã ấp để có tàu luân phiên đưa cá vào bờ, chuyển nhiên, nguyên liệu ra biển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí di chuyển ngư trường.+ Hiện nay cảng cá Bến Đầm đã được đầu tư và khai thác có hiệu quả,

tuy nhiên các tàu vào cảng chủ yếu là neo đậu và mua nhiên liệu với số lượng ít. Trong giai đoạn tới cần tổ chức tàu thu mua tại cảng Bến Đầm và tăng năng lực

cung cấp nhiên liệu tại cảng nhằm phục vụ không những cho tàu của tỉnh mà còn

cho các tỉnh khác đang khai thác trên ngư trường Đông Nam Bộ.+ Để bảo vệ tính

mạng và tài sản của mọi ngư dân khai thác xa bờ, việc kiểm tra chất lượng vỏ tàu, máy tàu, các thiết bị cứu sinh phải được thực hiện nghiêm ngặt khi đăng kiểm tàu cá. Ngành thuỷ sản phối hợp với ngành khí tượng thuỷ văn thông báo kịp thời cho ngư dân khi có bão thông qua các kênh thông tin khác nhau. Đồng thời phối hợp với

ngành giao thông, hải quân, dầu khí... tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn xảy

ra.+ Thành lập các hợp tác xã dịch vụ cho nghề KTHS nhằm giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng nguyên, nhiên liệu. Xã viên của các HTX là các

[Type text]

chủ tàu góp vốn và bầu ra ban chủ nhiệm cũng như ban kinh doanh có năng lực

cũng như uy tín. HTX sẽ là đơn vị chủ chốt trong việc liên kết 4 nhà: nhà nước - nhà khoa học - nhà sản xuất - nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm tránh

tình trạng ngư dân bị ép giá khi sản lượng cao. HTX cũng là nơi trao đổi kinh nghiệm, tuyên truyền giáo dục và hỗ trợ ngư dân trong việc tiếp cận với các dịch vụ

xã hội.+ Xây dựng các chợ cá đầu mối tại các vùng trọng điểm: Cát Lở, Bến Đình,

Phước Tĩnh, Long Hải.+ Cần phối hợp với Chính Phủ và các bộ ngành liên quan trong việc mở rộng quan hệ quốc tế nhằm ký kết các hiệp định khai thác trên vùng biển của các nước Indonesia, Malaysia...3.3. Tính khả thi của giải pháp:

Đối với KTHS gần bờ: do đã có Nghị định phân chia vùng biển cho tỉnh quản lý, do đó việc tiến hành đồng quản lý là khả thi. Hiện nay đã có một số mô hình

đồng quản lý có hiệu quả như: Rạn Trào - Vạn Ninh, Phù Long - Cát Bà. Và Bộ

Thuỷ sản hiện nay cũng đang tiến hành xây dựng bản hướng dẫn Quốc gia về đồng

quản lý nên việc tiến hành tại địa phương sẽ được thực thi.

Đối với KTHS xa bờ: việc tổ chức thành các đội tàu là nhu cầu tất yếu nhằm

giảm chi phí sản xuất, đảm bảo an toàn. Do đó việc tổ chức thành các đội tàu là hợp

lý và mang tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Trang 71 -73 )

×