Hệ thống quản lý thủy sản ở các nước trong khu vực Đông Na má

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 28 - 30)

3. Tình hình nghiên cứu về PTBV nghề KTHS trên thế giới

3.5. Hệ thống quản lý thủy sản ở các nước trong khu vực Đông Na má

Các vùng ven biển và nông thôn châu Á thường nghèo, KTHS là sinh kế quan

trọng của họ. Có khoảng 22 triệu người châu Á có mức sống thấp hơn 1USD/ngày

phụ thuộc vào nghề cá. Do đó nếu có biện pháp quản lý tốt nguồn lợi thủy sản sẽ

nâng cao thu nhập cho những người sống ven biển. Sản lượng KTHS ở châu Á

chiếm 90% so với tổng sản lượng khai thác trên thế giới. (Longhurst và Pauly, 1987; Poore và Wilson, 1993).

Các đánh giá cho thấy nguồn lợi thủy sản trong khu vực châu Á đang có nguy cơ suy giảm trầm trọng, khai thác quá mức đang xảy ra trong khu vực. Điều này cho thấy chưa có biện pháp quản lý khai thác hiệu quả trong vùng. Do đó các nước

trong vùng cần phải thiết lập các chương trình bảo vệ để khôi phục nguồn lợi bằng

cách giảm số lượng tàu thuyền và cường lực khai thác. Các chiến lược cần phải thực

hiện ở cấp quốc gia và tập trung vào phát triển hệ thống quyền khai thác theo định

mức (Ilona C.Stobutzki, et al, 2006).

Năm 1998, SEAFDEC đã phát triển kế hoạch chiến lược để đánh giá hoạt động trong vùng trong vòng 30 năm. Kế hoạch chiến lược của SEAFDEC là giúp

đỡ các nước thành viên để thực hiện quản lý nghề cá bền vững. Mục tiêu của kế

hoạch là: (1) thực hiện các biện pháp kỹ thuật để xác định chính sách và quyền ưu

[Type text]

nước thành viên ASEAN. Theo kế hoạch chiến lược này, các mục tiêu này đã đem

lại hiệu quả cao giữa các nước thành viên.

Một trong những thành tựu đạt được là xây dựng mã số cho nghề cá có trách

nhiệm (CCRF) với sự hợp tác của FAO. CCRF đã xây dựng các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế cho nghề cá có trách nhiệm để đảm bảo việc khai thác nguồn lợi thủy

sản một cách bền vững.

SEAFDEC đã xuất bản nhiều bản hướng dẫn về quản lý nghề cá (2003), khai

thác thủy sản (2000) và các phương pháp bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Ngoài ra, SEAFDEC cũng ban hành một số quy định như: quy định buôn bán thủy

sản, các chỉ số bền vững nghề cá, nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường,

thống kê nghề cá, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP) và danh mục loài nguy cơ, đe dọa và tuyệt chủng (CITES).

Theo sau kế hoạch chiến lược của SEAFDEC thì nhóm tư vấn thủy sản giữa các nước ASEAN và SEAFDEC được hình thành năm 1998 nhằm xúc tiến trao đổi hàng năm về các quy định, chính sách giữa các nước ASEAN và SEAFDEC. Các

chương trình hành động của SEAFDEC bao gồm các chương trình về quản lý thủy

sản, chương trình nuôi trồng thủy sản, chương trình quản lý chất lượng vệ sinh an

toàn và thú y thủy sản.

Với các chính sách quản lý cấp toàn cầu, khu vực và cấp quốc gia. Một số nước trên thế giới đã và đang phát triển nghề cá trên cơ sở bền vững và Việt Nam

cũng đang có rất nhiều nỗ lực nhằm quản lý nghề khai thác một cách bền vững. Để

nỗ lực này được thực thi một cách có hiệu quản, cần có những giải pháp phù hợp và một hệ thống quản lý năng động cũng như có trách nhiệm. Và hơn nữa sự thực thi

các giải pháp này cần phải được tiến hành đồng bộ từ trên xuống dưới, từ Trung ương xuống địa phương và đặc biệt là cộng đồng ngư dân ven biển.

[Type text]

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)