Áp dụng hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 25 - 28)

3. Tình hình nghiên cứu về PTBV nghề KTHS trên thế giới

3.4. Áp dụng hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch

Đầu những năm 1980, do nguồn lợi thủy sản ngày càng ít trong khi đó số lượng thuyền khai thác quá nhiều. Ngành công nghiệp khai thác Newzealand và chính phủ nhận thấy rằng cần phải có một hệ thống quản lý mới trong khai thác hải

sản. Vào tháng 10/1986, sau 2 năm lập kế hoạch và thẩm định, hệ thống quản lý

[Type text]

hay công ty đăng ký sẽ được quyền khai thác với một số lượng nhất định của một loài nào đó. Hạn ngạch đã trở thành một dạng tài sản có thể cho thuê, mua, bán hoặc

chuyển nhượng.

Hàng năm các nhà khoa học và ngành khai thác sẽ cùng nhau đánh giá trữ lượng của từng loài. Sau đó quy định hạn ngạch cho phép khai thác cho ngư dân và các công ty. Khi đã đủ hạn ngạch các các nhân hay công ty phải dừng và mua hạn

ngạch của người khác. Theo lý thuyết không ai cho phép khai thác vượt hạn ngạch

của mình và tổng lượng khai thác không vượt quá tổng hạn ngạch cho phép. Tuy

nhiên trong thực tế, sản lượng khai thác thường lớn hơn hạn ngạch cho phép. Những trường hợp này phải nộp phạt hoặc phải trả tiền thuế rất cao cho phần sản lượng vượt quá hạn ngạch cho phép.

Theo sau hệ thống quản lý bằng hạn ngạch , trong những thập niên vừa qua, có

nhiều quốc gia áp dụng hệ thống quản lý định mức khai thác cá nhân. Thông qua

quy định này người dân có thể chuyển nhượng, bán hoặc cho thuê như tài sản cá

nhân của mình. Nhiều quốc gia đã áp dụng thành công hệ thống quản lý này như:

Canada, Australia, Chilê, Namibia, Mỹ…và kết quả có nhiều dẫn chứng cho thấy

trữ lượng đã được hồi phục (Arnason, 2002; Hatcher. et al, 2002).

Các nghiên cứu về hệ thống quản lý theo hạn ngạch của Newzealand cho thấy

giá trị quyền chuyển nhượng quyền khai thác đã được nâng cao. Trữ lượng đã được

hồi phục ở nhiều vùng khác nhau, trữ lượng quần thể đã ổn định và một số loài có biểu hiện gia tăng.

Trữ lượng ổn định cũng được thấy ở Hà Lan khi áp dụng hệ thống quản lý

theo hạn ngạch. Nhờ áp dụng hệ thống này, giá trị sản lượng khai thác trên một đơn

vị thuyền ở biển Bắc năm 1998 tăng 33 lần so với 15 năm trước. ở Iceland, tổng giá

trị hạn ngạch khai thác năm 2000 tăng gấp 20 lần so với năm 1984 (Arnason,2002).

Sản lượng khai thác hàng năm của Iceland tăng hơn 4% so với trước đây (chỉ 2,8%)

(1974-1995). Lợi nhuận công nghiệp khai thác của Iceland tăng 10 lần từ 1984 - 1996 (Davidse, 2000).

[Type text]

Trải qua 30 năm sau nghề khai thác tự do, nghề khai thác của Nauy đã được

quản lý bằng việc đăng ký định mức khai thác nhằm ngăn chặn việc khai thác quá

mức và suy giảm nguồn lợi. Sự di chuyển của một số loài cá đến vùng địa phận

quốc tế làm cho áp lực khai thác của nhiều quốc gia ở vùng này gia tăng. Do đó việc

thực hiện hiệp định khai thác quốc tế bảo vệ nguồn lợi hải sản là rất cần thiết. Nauy

có truyền thống lâu đời về hợp tác quốc tế khai thác hải sản. Nauy đã ký hiệp định

thủy sản với nhiều quốc gia. Năm 1995, Hiệp định Liên hợp quốc về bảo vệ nguồn

lợi và trữ lượng cá di cư là bước đi đúng hướng và họ đã chú trọng đến việc thực

hiện hiệp định này.

Mục tiêu của Nauy là bảo vệ và hồi phục nguồn lợi cá để khai thác bền vững hàng năm theo định mức dựa vào nghề cá có trách nhiệm. Để thực hiện thành công, Chính phủ Nauy đã đầu tư rất nhiều nghiên cứu về đánh gái trữ lượng cá. Nauy đang cố gắng trở thành quốc gia hàng đầu về công nghệ khai thác thủy sản. Chính vì thế, nghề cá Nauy đứng thứ 2 sau ngành dầu khí của nước này (Bjarne Myrstad, 2004)

Năm 1981, ở châu Á, chính sách đăng ký thuyền khai thác bắt đầu ở Malaysia.

Theo chính sách này thì kích thước thuyền, loại ngư cụ và vùng khai thác phải được đăng ký. Việc hạn chế người khai thác dựa vào hệ thống hạn ngạch một khi nguồn

lợi có nguy cơ suy giảm. Đối với các tàu khai thác truyền thống thì hoạt động trong

vùng 5 hải lý (loại A), các tàu lưới kéo và lưới rùng có công suất <40cv thì khai thác trong vùng 5 - 12 hải lý (loại B), các tàu lưới kéo có công suất <70cv thì được

khai thác trong vùng từ 12 - 30 hải lý (loại C). Ngoài 30 hải lý thì cho phép tất cả

các tàu thuyền được khai thác (FAO, 2004).

Trong thực tế, hệ thống quản lý khai thác theo hạn ngạch còn tồn tại một số nhược điểm sau: khai thác hạn ngạch chỉ tốt khi chúng ta có đầy đủ cơ sở dữ liệu về

trữ lượng đàn cá, tốc độ hồi phục quần thể, tỷ lệ tử vong và mức đe dọa sinh thái.

Tuy nhiên hầu hết chúng ta không có dữ liệu chính xác như vậy và hạn ngạch chỉ

[Type text]

liệu. Hầu hết các nghiên cứu về trữ lượng chỉ tập trung đánh giá đơn loài mà bỏ qua tác động đa loài.

Ngoài ra trong quản lý khai thác theo hạn ngạch không đề cập đến bảo vệ sinh cảnh, đa dạng sinh học và ngư cụ mang tính hủy diệt, do đó một số lượng lớn cá đã bị vứt ra biển trước khi tàu vào bờ do vấn đề hạn ngạch.

Như vậy khai thác theo hạn ngạch không thể đảm bảo tính bền vững, mặc dù

nó đã có những cải thiện tốt về nguồn lợi. Vì vậy chúng ta cần có những giải pháp

quản lý khác phù hợp hơn với nghề cá Việt Nam.

Một phần của tài liệu một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh bà rịa - vũng tàu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)