Giá trị của siêu âm Doppler mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu bằng siêu âm doppler mạch trên bệnh nhân nội khoa (Trang 84 - 85)

Tất cả 200 bệnh nhân nghiên cứu sau khi đ−ợc làm xét nghiệm D-dimer dù kết quả âm tính hay d−ơng tính cũng đều đ−ợc làm siêu âm Doppler mạch chi d−ới để truy tìm HKTMS. Những bệnh nhân nào ch−a phát hiện HKTMS ở lần siêu âm thứ nhất sẽ đ−ợc siêu âm kiểm tra lần thứ hai (sau lần thứ nhất 1 tuần). Qua 2 lần siêu âm chúng tôi đã phát hiện đ−ợc 27 bệnh nhân mắc HKTMSCD (chiếm 13,5%). Điều đáng chú ý là có tới 6 bệnh nhân đ−ợc phát hiện HKTMS ở lần siêu âm thứ haị Đây là giá trị của việc theo dõi bằng siêu âm ở những bệnh nhân nội khoa có yếu tố nguy cơ gây HKTMS, tránh bỏ sót. Siêu âm còn giúp chúng ta theo dõi kết quả điều trị của bệnh nhân. Trong số 10 bệnh nhân đ−ợc phát hiện HKTMSCD ở lần siêu âm thứ nhất đ−ợc siêu âm lại ở lần thứ hai sau điều trị chống đông 1 tuần thì có 3 bệnh nhân không còn hình ảnh huyết khối trong lòng TM và có 2 bệnh nhân huyết khối đã thuyên giảm, từ chỗ bị HKTMS ở nhiều tĩnh mạch nay chỉ còn thấy ở 1 tĩnh mạch. Điều này cũng khẳng định giá trị của việc chẩn đoán và điều trị sớm những HKTMS còn rất mớị

Siêu âm Doppler mạch là một thăm dò không chảy máu, hầu nh− không có biến chứng nên có thể sử dụng để phát hiện HKTM ở tất cả những bệnh nhân nội khoa có yếu tố nguy cơ gây tắc TM, nhất là những bệnh nhân có xét nghiệm D-dimer d−ơng tính. Trong khi đó chụp TM có cản quang tuy là

ph−ơng pháp chẩn đoán hình ảnh hữu hiệu nhất để chẩn đoán HKTM nh−ng không có chỉ định rộng rãi vì có nhiều biến chứng và còn vì lý do nhân đạo trong nghiên cứu khoa học. Vì thế, ngày nay siêu âm Doppler đ−ợc coi là “tiêu chuẩn vàng mới” trong chẩn đoán HKTMS [84].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu bằng siêu âm doppler mạch trên bệnh nhân nội khoa (Trang 84 - 85)