Suy tim cấp NYHA III, IV đặc biệt là suy tim xung huyết và suy hô hấp cấp thuộc nhóm nguy cơ cao gây HK – TTTM. Bệnh nhân suy tim cấp và suy hô hấp cấp có tình trạng thiếu ôxy cấp tính. Theo Grace, Mathie, Del Conde
và Lopez, thiếu ôxy gây ứ trệ dòng máu và tổn th−ơng thành mạch vi thể dẫn đến HK – TTTM [30], [39]. Nghiên cứu của chúng tôi có 2 bệnh nhân trong số 9 bệnh nhân suy tim cấp NYHA III, IV mắc HKTMSCD (chiếm 22%) và nguy cơ HKTMS ở bệnh nhân suy tim cấp NYHA III, IV tăng 1,96 lần so với bệnh nhân không bị suy tim cấp. Cả 2 bệnh nhân suy tim cấp đều đ−ợc chẩn đoán đợt cấp Tâm phế mạn mức độ NYHA IV. Tuy nhiên, vì số l−ợng bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu này còn ít nên ch−a có ý nghĩa thống kê.
Có 5 bệnh nhân mắc HKTMSCD trong số 27 bệnh nhân suy hô hấp cấp (chiếm 18,5%) và nguy cơ HKTMS ở bệnh nhân suy hô hấp cấp tăng 1,56 lần so với bệnh nhân không bị suy hô hấp cấp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi ch−a thấy có ý nghĩa thống kê. Trong số 5 bệnh nhân suy hô hấp cấp có 2 bệnh nhân đ−ợc chẩn đoán đợt cấp Tâm phế mạn – suy tim NYHA IV, 1 bệnh nhân đợt cấp COPD, 1 bệnh nhân đợt cấp Viêm phế quản mạn và 1 bệnh nhân Viêm phổi cấp. Theo nghiên cứu của Anderson (1950), tần suất HKTMS khi không dự phòng ở bệnh nhân suy tim cấp dao động từ 20 – 40%. Theo Fraisse (2000), tần suất HK – TTTM ở bệnh nhân suy hô hấp cấp khoảng 8 – 25%. Nh− vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Anderson và Fraissẹ