Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học tiến hóa lớp 12 trung học phổ thông (Trang 81 - 126)

3.4.2.1. Về tinh thần thái độ

Qua quan sát, theo dõi tinh thần, thái độ học tập của HS trong quá trình TN, chúng tôi nhận thấy: khi học tập lên lớp với phƣơng pháp dạy học theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ đề trong dạy học tiến hoá (Sinh học 12), HS lớp TN hứng thú và tích cực học tập hơn các lớp ĐC thể hiện: Không khí học tập của lớp TN luôn sôi nổi, hào hứng do các em thích đƣợc phát biểu trả lời các câu hỏi của GV, thích phát biểu ý kiến của mình trƣớc vấn đề GV đƣa ra, tích cực bổ sung các câu trả lời của bạn khi tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm, hay nêu các thắc mắc, đòi hỏi giải thích những vấn đề chƣa rõ, chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trƣớc tình huống khó khăn. Kết quả và năng lực học tập của HS đƣợc nâng cao.

3.4.2.2. Khả năng nhận thức của HS trong dạy - học

Để tìm hiểu khả năng hiểu bài và ghi nhớ kiến thức ngay trên lớp của HS, chúng tôi quan sát, theo dõi, đánh giá thông qua trả lời vấn đáp của HS và kết quả các bài kiểm tra đánh giá sau mỗi bài có áp dụng phƣơng pháp dạy học theo chủ đề.

Qua kết quả thống kê cho thấy sự vƣợt trội về khả năng nhận thức, tƣ duy ở các lớp TN so với các lớp ĐC. Khả năng hiểu bài và khả năng hệ thống hoá kiến thức thể hiện rõ trong các bài kiểm tra đánh giá. Chất lƣợng của các bài kiểm tra của học sinh đƣợc bộc lộ ở khả năng sử dụng các thao tác tƣ duy nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…, để lập luận câu trả lời mà đề bài đƣa ra.

Bài kiểm tra số 1

Câu hỏi 1. Ở phần câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu HS phải hiểu bài, hiểu rõ đƣợc nhân tố đột biến có vai trò nhƣ thế nào đối với quá trình tiến hoá nhỏ, phân biệt đƣợc các phƣơng án nhiễu. Để trả lời đƣợc tốt câu hỏi học sinh còn phải hiểu đƣợc thế nào là tiến hoá nhỏ, hay tiến hoá nhỏ xảy ra là do những yếu tố nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu hỏi 2. Để trả lời chính xác câu hỏi 2 hoặc là HS phải nắm vững khái niệm di - nhập gen hoặc phải biết rõ nội dung của 3 phƣơng án nhiễu vì thế trong một câu hỏi có thể hỏi đƣợc rất nhiều nội dung với một thời gian tƣơng đối ngắn. Tuy nhiên ở các câu hỏi trắc nghiệm có hạn chế là không đánh giá đƣợc khả năng tƣ duy của HS ở các lớp TN và các lớp ĐC.

Câu hỏi 3. Có sự khác biệt rõ đối với HS lớp TN và HS lớp ĐC vì để trả lời đƣợc câu hỏi này đòi hỏi HS phải có lập luận, kiến thức phải vững vàng, sâu sắc mới có thể làm sáng tỏ đƣợc vấn đề. Đa số các em ở các lớp TN trả lời hoàn chỉnh câu hỏi này còn đối với các em ở các lớp ĐC chỉ nêu đƣợc ở mức độ thấy đột biến gen thƣờng gây hại và chƣa cho thấy rõ vai trò của đột biến gen là nguồn phát sinh biến dị di truyền cho CLTN.

Bài kiểm tra số 2.

Tƣơng tự nhƣ ở bài kiểm tra thứ nhất, ở phần kiểm tra trắc nghiệm yêu cầu HS có hiểu biết rộng về kiến thức. Tuy không đánh giá đƣợc về khả năng tƣ duy phân tích của HS nhƣng ở các lớp TN có kết quả đều cao hơn ở các lớp ĐC. Ở câu hỏi 1 hiện tƣợng nào hình thành loài mới một cách nhanh chóng mà không cần cách ly về địa lý, để trả lời đƣợc câu hỏi này HS cần phải phân biệt đƣợc các phƣơng án nhiễu. Ví dụ thế nào là lai xa khác loài? Thế nào là tự đa bội…

Ở câu hỏi 2. Để trả lời đƣợc câu hỏi này trƣớc tiên HS cần hiểu đƣợc thế nào là hình thành loài bằng cách ly sinh thái? Tức là 2 loài ở cùng 1 khu vực địa lý nhƣng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách ly sinh sản với nhau và hình thành loài mới. Hoặc có thể HS phải loại trừ các phƣơng án nhiễu mà muốn làm đƣợc điều đó HS cũng cần phân biệt đƣợc thế nào là CLTN? thế nào là cách ly địa lý?...

Câu hỏi 3 Tỷ lệ làm bài có câu trả lời chính xác ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này chứng tỏ HS lớp TN đã nắm vững các kiến thức về quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thành loài mới hơn so với các lớp ĐC. Giải thích, suy luận ở các lớp TN cũng rất thuyết phục, phần lớn các em đều đƣa ra dẫn chứng là: ở ngay cùng một khu vực địa lý vẫn có thể hình thành đƣợc loài mới bằng cách ly tập tính, cách ly sinh thái…Còn ở các lớp ĐC đa phần HS có kết luận nếu không có cách ly về địa lý thì không hình thành đƣợc loài mới, một số khác thì cho rằng có thể hình thành loài mới ở ngay cùng khu vực địa lý nhƣng lại đƣa ra các lý lẽ chƣa thật sự thuyết phục.

Bài kiểm tra số 3

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Có sự chênh lệch rõ rệt về kết quả giữa lớp TN và ĐC có lẽ do các em chƣa thực sự hiểu về câu hỏi cũng nhƣ đáp án trả lời, phần lớn các em ở lớp ĐC đã chọn nhầm đáp án. Tuy nhiên đây là một câu hỏi không quá khó và gần nhƣ 100% HS lớp TN đã trả lời chính xác.

Câu 2. Với câu hỏi này có thể dễ dàng lựa chọn đƣợc đáp án đúng, bởi vậy ít có sự chênh lệch về kết quả của bài ở HS lớp TN và ĐC.

Câu 3,4. Đa số lớp ĐC chọn kết quả không chính xác, lớp TN đa phần trả lời đúng. Cho thấy khả năng ghi nhớ kiến thức đã học và khả năng phân loại các phƣơng án nhiễu của lớp TN tốt hơn hẳn lớp ĐC.

Phần lý thuyết

Câu 1. Khi nêu các nhân tố tiến hoá cả hai khối TN và ĐC đều đƣa ra đầy đủ nhƣng ở phần câu hỏi “Hiện tƣợng di - nhập gen có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể?” HS các lớp ĐC hầu hết giải thích lan man, không thuyết phục, còn các lớp TN phân tích rất sát đáng và khẳng định đƣợc di nhập gen là hiện tƣợng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể. Di nhập gen làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể, làm suất hiện alen mới trong quần thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 2. Với câu hỏi này có sự sai khác rõ rệt giữa kết quả của lớp ĐC và lớp TN, các em ở lớp ĐC giải thích vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới còn lan man, chƣa làm toát lên đƣợc vấn đề. Nhƣng đối với các lớp TN các em không những phân tích đƣợc vai trò của cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới mà còn đƣa ra đƣợc cả những trƣờng hợp nhiều khi cách ly về địa lý, có các điều kiện môi trƣờng sống khác nhau nên CLTN thƣờng dẫn đến các kiểu thích nghi khác nhau nhƣng chúng vẫn là một loài bởi chúng chƣa thực sự cách ly về sinh sản. Một loài mới đƣợc hình thành nhất thiết chúng phải cách ly sinh sản với loài cũ ban đầu. Với câu hỏi vì sao cách li địa lý không đƣợc coi là một nhân tố tiến hoá?. Lớp ĐC không có câu trả lời còn lớp TN đƣa ra đƣợc lý do hợp lý rằng cách li địa lý không trực tiếp tạo ra các tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm tắt chƣơng 3

1. Đề tài đã xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp thực nghiệm. Trên cơ sở đó các thầy cô giáo đã dạy thực nghiệm tại Trƣờng THPT Phú Lƣơng.

2. Các kết quả thực nghiệm mang tính khách quan và chính xác. Phân tích số liệu bằng thống kê toán học trên máy vi tính, cho phép kết luận: sử dụng DH theo chủ đề giúp cho kết quả học tập phần tiến hoá lớp 12 đƣợc nâng lên rõ rệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

1. Qua phân tích thực trạng và thực tế giảng dạy ở Trƣờng THPT cho thấy chất lƣợng lĩnh hội kiến thức về phần tiến hóa của học sinh còn thấp. Có nhiều nguyên nhân về chƣơng trình, nội dung SGK, cơ sở vật chất…Song nguyên nhân cơ bản là do phƣơng pháp DH chủ yếu của giáo viên là thuyết trình, nặng về mô tả, liệt kê sự kiện; nên không phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc; khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hóa, cũng nhƣ khả năng vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống khác nhau còn yếu.

2. Để góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy - học nói chung và phƣơng pháp dạy - học phần tiến hóa lớp 12 nói riêng. Đề tài tập trung nghiên hệ thống hóa cơ sở lí luận về bản chất của Dạy học theo chủ đề để vận dụng vào dạy - học tiến hóa; từ đó đề xuất nguyên tắc, kỹ thuật thiết kế, quy trình hợp lí giúp GV thiết kế câu hỏi, bài tập nhằm tổ chức hoạt động nhận thức tích cực sáng tạo cho HS trong tất cả các khâu của quá trình dạy- học.

3. Kết quả nghiên cứu lí luận làm cơ sở cho việc vận dụng DH theo chủ đề để tổ chức dạy - học phần Tiến hóa lớp 12 theo hƣớng phát triển tƣ duy tích cực, sáng tạo của học sinh. Phân tích kết quả TN cho thấy kiến thức tiến hóa mà HS lĩnh hội đƣợc không chỉ đầy đủ vững chắc mà còn vận dụng một cách linh hoạt trong các tình huống khác nhau.

4. Kết quả TN sƣ phạm đã chứng tỏ giả thuyết khoa học của đề tài là đúng, có tính khả thi cho phép nâng cao chất lƣợng DH phần Tiến hóa lớp 12 theo chiều hƣớng tích cực hóa nhận thức của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Đề nghị

1. Cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sử dụng DH theo chủ đề trong DH sinh học ở Trƣờng phổ thông.

2. Hình thành chuyên đề DH theo chủ đề ở các Trƣờng THPT nhằm rèn luyện cho GV phổ thông năng lực chuyên môn góp phần đổi mới phƣơng pháp DH theo hƣớng phát huy tính tích cực học tập của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bloom, B.S (Ed.) (1956), Phân loại tƣ duy cho các mục tiêu giáo dục, phân loại các mục tiêu giáo dục, Quyển I, nhận thức về lĩnh vực. New York: Longman.

2. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục, 2002.

3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đinh Quang Báo (1981) “Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh trong các bài học về sinh học ở Trường phổ thông”, Luận án PTS bảo vệ tại Liên xô (cũ).

5. Nguyễn Ngọc Bảo (2001) “Phong cách tƣ duy khoa học trong hoạt động nhận thức - học tập”, Tạp chí Giáo dục, số 1.

6. Nghiêm Thị Ngọc Bích (2012) “Sử dụng phần mềm dạy học Tiến hoá (sinh học 12 trung học phổ thông)” Luận án tiến sĩ.

7. Nguyễn Phúc Chỉnh (2004), Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Sinh thái học, Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, mã số B2002-03-19.

8. Nguyễn Phúc Chỉnh (1999) “Sử dụng graph nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học Sinh thái học”, Nghiên cứu giáo dục, Số 4.

9. Nguyễn Văn Duệ (chủ biên)- Trần Văn Kiên- Dƣơng Tiến Sỹ (2000), Dạy học giả quyết vấn đề trong bộ môn sinh học. NXB Giáo dục, Hà Nội. 10. Lê Văn Hảo (2007), “Đổi mới phƣơng pháp dạy-học trong đào tạo theo tín

chỉ xây dựng hệ thống thông tin quản lí đào tạo”, Ban liên lạc các Trường Đại học cao đẳng Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11. Trần Bá Hoành (chủ biên), Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học, NXB Giáo dục.

12. Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực”, Tạp chí Giáo dục, số 32. tr 26 – 28.

13. Trần Kiều, Nguyễn Lan Phƣơng (1997), “Tích cực hoá hoạt động học tập của HS”, Thông tin khoa học giáo dục, số 62 Tr. 27-32.

14. Vũ Đức Lƣu (1994) “Dạy học các quy luật di truyền ở phổ thông trung học bằng bài toán nhận thức”, Luận án phó tiến sĩ.

15. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng dạy học nêu vấn đề rrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở Trường THPT,

Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 16. Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005.

17. Nguyễn Đức Thành (1989), “Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các định luật di truyền”, Luận án phó tiến sĩ.

18. Nguyễn Thị Thúy (2011) “Vận dụng dạy học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học ở Trƣờng THPT”. Luận văn thạc sĩ Giáo dục.

19. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ văn Tảo, Bùi Tƣờng (1998). Quá trình Dạy - Tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Hải Tuất - Ngô Kim Khôi (1996), Xử lí thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm trên máy vi tính (Bằng Excel 5.0) NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Patrice Pepel (1993), Tự đào tạo để dạy học, Ngƣời dịch: Nguyễn Kỳ từ bản tiếng Pháp “Se former pour enseigner” NXB Dunod. Paris, Nxb, Giáo dục, Hà Nội, 1998.

TIẾNG NGA

22. М.N.СкаТкИн (1970), ПРОбЛем uакmuкu И3ДаТеЛЪСТBO ПеЛаГОГИка, м.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TIẾNG ANH

23. Cooperative learning; http://www.clcr.com/pages/cl.html. Teaching and learning methods and strategies;

24. Richad I. Arend (1998), Learning to Teach, 4th ed. Mc Graw Hillm, New York, San Francisco.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính mong quý thầy/ cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dƣới đây bằng cách khoanh tròn vào ô lựa chọn thích hợp. Xin chân thành cảm ơn quý thầy/ cô.

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Nơi công tác: Trƣờng………..Tỉnh (thành phố): ………… - Thời gian tham gia giảng dạy sinh học ở trƣờng phổ thông: …….năm.

CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN

1. Xin thầy/ cô cho biết ý kiến về hiệu quả của việc học tiến hoa lớp 12

1. Học tốt 2. Chƣa tốt

2. Theo thầy/ cô những nguyên nhân nào khiến đa số học sinh chƣa đạt hiệu quả cao khi học phần tiến hóa lớp 12

1. Số lƣợng kiến thức đa dạng, phong phú.

2. Học sinh quá thụ động, không chủ động tích cực tìm hiểu bài. 3. Học sinh chƣa có cách học phù hợp.

4. Chƣa có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp cho HS tự học, tự nghiên cứu.

5. Nguyên nhân khác: ...

3. Thầy/ cô đánh giá thế nào về mức độ cần thiết của việc áp dụng phƣơng pháp dạy học mới trong dạy học tiến hóa lớp 12?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. Bình thƣờng. 4. Không cần thiết.

4. Theo thầy/ cô lý do các em học sinh cần phải học phƣơng pháp dạy

Một phần của tài liệu vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học tiến hóa lớp 12 trung học phổ thông (Trang 81 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)