Công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 117)

5. Bố cục luận văn

3.2.2. Công tác tuyên truyền

Trong những năm qua Chi cục Quản lý thị trƣờng đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trƣờng các huyện, thành phố, thị xã hàng năm chủ động xây dựng các kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang và một số Báo trung ƣơng thực hiện các phóng sự, đƣa tin các bài tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc đối với công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại, các biện pháp, giải pháp của Chính phủ, các Bộ ngành trung ƣơng và UBND tỉnh, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội, các đảng viên, ban quản lý các chợ, các trung tâm thƣơng mại, bộ phận phát thanh của các xã, phƣờng thị trấn tuyên truyền pháp luật trong hoạt động thƣơng mại trong đó có công tác tuyên truyền luôn đƣợc Chi cục Quản lý thị trƣờng coi là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt đối với công tác đấu tranh chống hàng giả thì công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và ngƣời kinh doanh. Tuyên truyền các quy định về sản xuất, kinh doanh hàng giả đến các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng nhƣ vận động họ tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm và không tiếp tay tiêu thụ hàng giả góp phần tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nƣớc, ổn định thị trƣờng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh và ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ giúp ngăn ngừa và hạn chế những hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả.

Quản lý thị trƣờng Hà Giang triển khai công tác tuyên truyền về hàng giả với nội dung, hình thức cụ thể nhƣ sau.

Về hình thức tuyên truyền. Thông qua 02 hình thức chính là:

Tuyên truyền gián tiếp thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ. Đài phát thanh, đài truyền hình, cơ quan báo các cấp thông qua việc xây dựng các chuyên đề, phóng sự, đƣa các tin bài với các nội dung tuyên truyền bao gồm. Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Chính phủ, các văn bản pháp luật của nhà nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

liên quan đến hoạt động thƣơng mại đặc biệt là hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, kết quả công tác kiểm tra xử lý về hàng giả với các vụ việc điển hình, hƣớng dẫn cách nhận biết hàng thật, hàng giả và những tác hại của hàng giả đối với ngƣời tiêu dùng.

Tuyên truyền trực tiếp.

Chi cục Quản lý thị trƣờng tổ chức gian hàng tại Hội chợ thƣơng mại do Sở Công thƣơng tổ chức giới thiệu. Tổ chức gian hàng giới thiệu một số loại hàng thật, hàng giả, cách nhận biết khi tiêu dùng, các quy định của pháp luật và kết quả kiểm tra, xử lý về hàng giả tại các Hội chợ thƣơng mại cụ thể: Hai hoặc ba năm một lần vào dịp cuối năm, Tuyên truyền đến đông đảo các tầng lớp nhân dân các loại hàng thật, hàng giả mà Chi cục đã tập hợp trong quá trình kiểm tra, xử lý, mƣợn của Quản lý thị trƣờng các tỉnh và các loại hàng hóa thật, giả do các doanh nghiệp cung cấp; thông qua gian hàng tại Hội chợ hƣớng dẫn cách phân biệt, nhận biết hàng thật, hàng giả và phát tờ rơi cho khách tham quan. Đây là hình thức tuyên truyền khá hiệu quả, đƣợc cấp trên đánh giá cao và sự ủng hộ rất nhiệt tình của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, đây là một hình thức tuyên truyền cũng khá tốn kém về chi phí nhƣ: Chi phí tổ chức trang trí gian hàng, chi phí in băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi...cùng với đó là việc sƣu tầm mẫu vật hàng giả - hàng thật (do quan tâm đến công tác sƣu tầm mẫu vật và chƣa xây dựng đƣợc phòng trƣng bày hàng giả) nên mỗi lần tổ chức Chi cục lại phải đi mƣợn thêm mẫu vật tại các tỉnh và của các Công ty dẫn đến tốn kém chi phí mà đôi khi không chủ động đƣợc về số lƣợng mẫu vật, nhiều mẫu vật đã quá cũ hoặc không còn tồn tại trên thị trƣờng. Gây nên mất rất nhiều thời gian và công sức chuyển bị cho cán bộ chi cục đƣợc phân công.

Hàng năm 2011, 2012, 2013 Chi cục đã tổ chức đƣợc các gian hàng tại Hội trợ thƣơng mại theo định kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình ảnh 3.1: Gian trƣng bày Hàng thật - Hàng giả tại Hội chợ Thƣơng Mại 2013

Hình ảnh 3.2: Gian trƣng bày Hàng thật - Hàng giả tại Hội chợ Thƣơng Mại 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình ảnh 3.3: Gian trƣng bày Hàng thật - Hàng giả tại Hội chợ Thƣơng Mại 2013

Hình ảnh 3.4: Hƣớng dẫn cách nhận biết Hàng thật - Hàng giả

Phổ biến trực tiếp các quy định của pháp luật về hàng giả cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình tổ chức, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chi cục Quản lý thị trƣờng để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền từ năm 2013 đã xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch về tuyên truyền cho các Đội Quản lý thị trƣờng trực thuộc và coi đó là chỉ tiêu chấm điểm thi đua (tùy theo địa bàn mỗi đơn vị một năm phải xây dựng và triển khai ít nhất một chuyên đề tuyên truyền). Qua đó công tác tuyên truyền đã đƣợc các Đội Quản lý thị trƣờng quan tâm, chú trọng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện hạn hẹp về kinh phí nên việc tổ chức tuyên truyền chƣa đƣợc triển khai một các thƣờng xuyên, liên tục cùng với đó tại một số đơn vị ở các địa phƣơng công tác tuyền truyền chƣa thực sự đƣợc chú trọng, đôi khi việc tuyên truyền vẫn còn mang tính hình thức, chỉ phấn đấu đạt chỉ tiêu thi đua mà không quan tâm đến chất lƣợng thực hiện dẫn đến hiệu quả công tác này chƣa cao. Bên cạnh đó, sự cộng tác, phối hợp của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có hàng hóa, dịch vụ bị làm giả đối với cơ quan Quản lý thị trƣờng trong công tác tuyên truyền vẫn còn rất hạn chế; nhiều Doanh nghiệp còn thờ ơ trƣớc tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trƣờng nên chƣa có sự quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ thƣơng hiệu của Doanh nghiệp.

3.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả

Trong giai đoạn hiện nay khi các hoạt động buôn bán, sản xuất hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi đòi hỏi ngƣời công chức Quản lý thị trƣờng ngày càng phải đƣợc đào tạo một cách chính quy, bài bản và đƣợc trang bị những kiến thức về nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chống hàng giả cho công chức, nhân viên Quản lý thị trƣờng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả. Đặc biệt nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, nhân viên, trong những năm qua Chi cục Quản lý thị trƣờng đã thƣờng xuyên tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ công chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời phối hợp với Cục Quản lý thị trƣờng, các Doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về hàng giả cho cán bộ, công chức thông qua một số hình thức chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổ chức hội nghị về hàng giả. Phối hợp với Phòng pháp chế của Cục Quản lý thị trƣờng, các Doanh nghiệp có sản phẩm về hàng giả (Ví dụ: Công ty Ajinomoto Việt Nam với sản phẩm Mỳ chính ajinomoto). Tổ chức Hội nghị tập huấn các quy định của pháp luật về hàng giả và các nhận biết hàng giả cho công chức, nhân viên Quản lý thị trƣờng. Đây là hình thức do Chi cục chủ động trong khâu tổ chức nên tập trung đƣợc phần lớn công chức, nhân viên tham gia. Tuy nhiên, do hạn hẹp về nguồn kinh phí và sự phối hợp của các Doanh nghiệp còn hạn chế nên tổ chức không đƣợc thƣờng xuyên và hiệu quả còn chƣa cao.

Cử công chức, nhân viên tham gia các lớp bồi dưỡng.

Hội thảo về hàng giả do Cục Quản lý thị trƣờng tổ chức thì Chi cục Quản lý thị trƣờng cử công chức, nhân viên tham gia các lớp bồi dƣỡng, hoặc đi trao đổi, học tập kinh nghiệm kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hàng giả tại các tỉnh có hoạt động thƣơng mại phát triển, các tỉnh giáp biên giới nơi có hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả hoạt động mạnh. Đây là hình thức đào tạo mà Chi cục không chủ động phải phụ thuộc vào đơn vị tổ chức nên thƣờng số lƣợng cử đi học tập có hạn và những kiến thức mới đƣợc tiếp nhận phục thuộc nhiều vào khả năng tiếp thu cá nhân của ngƣời đƣợc cử đi học đại diện.

Tự đào tạo thông qua hình thức kèm cặp. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, những Kiểm soát viên có giàu kinh nghiệm và có nghiệp vụ tốt kèm cặp, hƣớng dẫn cho những Kiểm soát viên, nhân viên ít kinh nghiệm hoặc yếu nghiệp vụ nhất là ngƣời mới vào ngành. Đây là hình thức đào tạo dễ thực hiện nên đƣợc Chi cục áp dụng thƣờng xuyên, tuy nhiên việc đào tạo đôi khi mang tính kinh nghiệm, lối mòn truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác mà thiếu sự cập nhật hoặc hạn chế tính chủ động, sáng tạo của ngƣời đƣợc đào tạo.

Kết quả trong giai đoạn 2012 - 2013 Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang đã phối hợp tổ chức 02 Hội nghị tập huấn cho công chức của Chi cục về cách nhận biết hàng thật - hàng giả đối với 2 mặt hàng: Máy tính Casio và Mỳ chính Ajnomoto và cử 02 Đoàn cán bộ đi học tập và trao đổi nghiệp vụ về đấu tranh chống hàng giả tại Hà Nội và Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, số lƣợng các đợt tổ chức còn ít chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Hơn nữa, sau các đợt đào tạo bồi dƣỡng trên hầu hết không có sự đánh giá chất lƣợng sau quá trình đào tạo nên không nắm đƣợc kết quả cũng nhƣ tác dụng của công tác đào tạo, bồi dƣỡng đối với đối tƣợng đƣợc đào tạo. Trong khi các hình thức đào tạo trên vẫn còn có những hạn chế nhất định nhƣ. Đào tạo theo hình thức hội nghị (số lƣợng học viên đông, học viên chủ yếu ngồi nghe giảng, ít ghi chép, sự thảo luận và trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ cũng thƣờng rất hạn chế) nên việc tiếp thu đƣợc kiến thức không sâu, không nhiều và chóng quên nhất là học viên cao tuổi. Bên cạnh đó, việc cử cán bộ đi học tập, nghiệp vụ hoặc trao đổi kinh nghiệm thƣờng chỉ tập trung vào một số công chức khá về chuyên môn nghiệp vụ hoặc có tinh thần ham học hỏi nhƣng số lƣợng cử đi học không đƣợc nhiều, sau khi kết thúc đợt đào tạo thì việc truyền đạt lại kiến thức mới từ ngƣời đƣợc cử đi học với ngƣời không đƣợc cử học cũng ít đƣợc chú trọng nên đã dẫn đến tình trạng một số ngƣời đã hiểu biết thì ngày càng hiểu biết và giỏi hơn trong khi phần nhiều còn lại thì ngày càng bị tụt lùi về chuyên môn nghiệp vụ. Việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng hiện tại chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, nhân viên Quản lý thị trƣờng trƣớc yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Từ đây có thể thấy rằng công tác đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ về hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng đã đƣợc triển khai song vẫn còn nhiều hạn chế nên cần khắc phục trong thời gian tới.

3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm

3.2.4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả

Trong những năm qua, trƣớc tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng xấu đến tâm lý của ngƣời tiêu dùng và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh lành mạnh. Chi cục Quản lý thị trƣờng đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trƣờng trực thuộc đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, quản lý chắc địa bàn, nắm bắt thông tin, chủ động phối hợp với các Doanh nghiệp, các hãng sản xuất có hàng hoá đang bị làm giả và thông tin của ngƣời tiêu dùng để xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xuất, buôn bán hàng giả nhằm hạn chế tác hại cũng nhƣ nâng cao tính răn đe đối với các đối tƣợng sản xuất, buôn bán hàng giả, duy trì kỉ cƣơng pháp luật nhất là vào những dịp cao điểm cuối năm.

Đồng thời chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả vào các dịp cao điểm đặc biệt là những tháng giáp Tết Nguyên đán.

Chi cục tiến hành phân bổ chỉ tiêu kế hoạch xử lý về lĩnh vực hàng giả cho các đơn vị trực thuộc và để phát huy sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị trong công tác đấu tranh chống hàng giả hàng năm căn cứ vào điều kiện về nguồn nhân lực, tình hình thị trƣờng, kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm trƣớc và mức độ phát triển thƣơng mại tại địa bàn quản lý. Chi cục đƣa vào tiêu chí chấm điểm thi đua và làm cơ sở cho việc hoàn thành nhiệm vụ và đánh cán bộ, công chức hàng năm.

Bảng 3.4. Giao chỉ tiêu kế hoạch xử lý về hàng giả năm 2011-2013

ĐVT: Vụ

Tên đội

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giao chỉ tiêu Kết quả thực hiện Tỷ lệ (%) Giao chỉ tiêu Kết quả thực hiện Tỷ lệ (%) Giao chỉ tiêu Kết quả thực hiện Tỷ lệ (%) Đội Cơ động 14 16 14.28 15 18 20 18 20 11.1 Đội QLTT số 1 TPHG 10 10 0 15 15 0 8 8 0 Đội QLTT số 2 Vị Xuyên 3 4 33.33 4 5 25 4 6 50 Đội QLTT số 3 Bắc Quang 4 6 50 6 6 0 6 7 16.66 Đội QLTT số 4 Hoàng Su Phì 2 2 0 2 2 0 2 2 0 Đội QLTT số 5 Xín mần 2 3 50 2 3 50 3 4 33.33 Đội QLTT số 6 Bắc Mê 2 3 50 2 4 100 3 4 33.33 Đội QLTT số 7 Quản Bạ 2 4 100 3 4 33.33 3 4 33.33

Đội QLTT số 8 Yên Minh 2 3 50 2 3 50 3 3 0

Đội QLTT số 9 Đồng Văn 2 4 100 3 5 66.66 4 4 0 Đội QLTT số 10 Mèo Vạc 2 3 50 2 4 100 3 4 33.33 Đội QLTT số 11 Quang Bình 2 4 100 2 3 33.33 3 5 66.66

Tổng 47 62 31.91 58 72 24.13 60 71 18.33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua kết quả thực hiện có thể thấy rằng từ năm 2011 đến năm 2013 100% các Đội QLTT đều hoàn thành hoặc vƣợt các chỉ tiêu Chi cục giao. Năm 2011 vƣợt 31.91%, năm 2012 vƣợt 24.13% và năm 2013 vƣợt 18.33%. Điều này đã khẳng định việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị và đƣa vào tiêu chí chấm điểm thi đua đã

Một phần của tài liệu chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 117)