5. Bố cục luận văn
4.3.2. Giải pháp về tuyên truyền
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và và từng bƣớc xã hội hóa công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả thì công tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tuyên tuyền là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời kinh doanh cũng nhƣ nâng cao sự hiểu biết của nhân dân trong quá trình tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ để họ tham gia tích cực vào việc đấu tranh tố giác, không tiếp tay cho các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Công tác tuyên truyền cần tập trung vào một số giải pháp sau.
Về công tác tổ chức.
Chi cục chỉ đạo các Đội quản lý thị trƣờng trong công tác tuyên truyền theo các chƣơng trình, kế hoạch đã xây dựng trong đó đặc biệt quan tâm tuyên truyền về công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Chi cục cần quy định rõ hơn nữa chức năng nhiệm vụ về công tác tuyên truyền cho một phòng chuyên môn đảm nhận (phòng Pháp chế) trong đó có bộ phận chuyên trách về công tác tuyên truyền. Hàng năm bộ phận phụ trách tuyên truyền tiến hành xây dựng chƣơng trình, kế hoạch và tham mƣu cho lãnh đạo tổ chức ra chỉ thị cụ thể chi tiết hành động.
Về tổ chức tuyên truyền:
Tuyên truyền về các chủ trƣơng, chính sách của đảng và nhà nƣớc qua các văn bản quy định của pháp luật về hàng giả, các chế tài xử phạt đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả thì cần không ngừng đổi mới nội dung tuyên truyền cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó tập trung làm nổi bật hơn nữa những tác hại của tệ nạn sản xuất, buôn bán hàng giả đến nền kinh tế đặc biệt là sức khỏe và đời sống của nhân dân. Thông qua công bố công khai trên phƣơng tiện thông tin đại chúng những trƣờng hợp, vụ việc sản xuất và buôn bán hàng giả điển hình liên quan tới sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội, an ninh kinh tế... để mọi ngƣời biết và tẩy chay các hàng hóa bị làm giả cũng nhƣ tích cực tham gia đấu tranh tố giá các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, từng bƣớc xã hội hóa trong công tác phòng và chống sản xuất buôn bán hàng giả và nâng cao ý thức, năng lực tự bảo vệ của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Để công tác tuyên truyền mang lại hiệu quả thì Chi cục cần không ngừng cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung tuyên truyền sao cho phù hợp với các đối tƣợng tuyên truyền.
Về hình thức tuyên truyền.
Tăng cƣờng hơn nữa mỗi quan hệ phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các Hiệp hội chống hàng giả, ban quản lý các chợ, các trung tâm thƣơng mại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trên địa bàn, tổ chức tuyên truyền chống hàng giả dƣới nhiều hình thức nhƣ: Hội nghị tuyên truyền, tin bài, phóng sự... trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đến các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và ngƣời tiêu dùng. Trong đó với từng đối tƣợng cụ thể cần có mục tiêu, nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp. Bên cạnh đó cần duy trì làm tốt công tác tuyên truyền thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
Đối với các đối tƣợng sản xuất, kinh doanh. Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật và nhận thức về tính nguy hại của hàng giả để các đối tƣợng kinh doanh tự giác chấp hành pháp luật, ủng hộ và phối hợp với các cơ quan Nhà nƣớc chống nạn hàng giả, hàng nhái; tìm mọi biện pháp tự bảo vệ mình trƣớc nguy cơ tấn công của nạn hàng giả hàng nhái nhƣ: Tự giác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ, đăng ký sở hữu trí tuệ, công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ…hoặc tìm các biện pháp thích hợp khác để bảo vệ sản phẩm của mình: Dán tem hàng hoá, tem chống hàng giả, thực hiện đầy đủ các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mở rộng việc quảng bá tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về sản phẩm chính hiệu của mình, mạng lƣới phân phối tiêu thụ. Trƣờng hợp tập thể và cá nhân cố tình gian lận (làm hoặc tiếp tay) cho các đối tƣợng sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm lợi ích của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính và lợi ích của ngƣời tiêu dùng thì pháp luật sẽ xử lý nhƣ thế nào.
Đối với ngƣời tiêu dùng: Cần tuyên truyền thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng; treo các biểu ngữ, hình ảnh cảnh báo các nguy cơ về hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ hoặc những nơi công cộng... đặc biệt là duy trì thƣờng xuyên việc tổ chức các gian hàng trƣng bày hàng thật, hàng giả tại các cuộc triển lãm qua đó phát tờ rơi, hƣớng dẫn giúp cho mỗi ngƣời dân có đủ các thông tin cần thiết để nhận biết và lựa chọn đƣợc hàng thật, hàng chính hiệu; tránh xa hàng giả, trƣờng hợp không may mua phải hàng giả thì tìm đến cơ quan Quản lý thị trƣờng nào để tố giác và giải quyết.
Chi cục Quản lý thị trƣờng cần tổ chức sƣu tầm và xây dựng phòng trƣng bày ảo hàng thật, hàng giả, phát động công chức, nhân viên trong lực lƣợng viết bài giới thiệu các giải pháp, kinh nghiệm đã tổng kết đƣợc trong đấu tranh chống hàng giả;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phản ánh những vấn đề nổi cộm về hàng giả hoặc những vấn đề mới phát sinh ở từng địa bàn, nêu những thắc mắc về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ đăng trên các báo, tạp chí, tập san chuyên đề của Cục Quản lý thị trƣờng, các báo trung ƣơng và địa phƣơng. Phối hợp với các Hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, các cơ quan, trƣờng học và nhân dân tham gia để tuyên truyền và xây dựng đƣợc ý thức trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội đối với công tác đấu tranh chống hàng giả cũng nhƣ án mạnh mẽ hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả làm tốt công tác tuyên truyền nhằm từng bƣớc hƣớng tới mục tiêu xã hội hoá công tác đấu tranh chống hàng giả.
4.3.3. Giải pháp tăng cường sự hợp tác của các Doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng có liên quan với người tiêu dùng trong công tác đấu tranh chống hàng giả
Hiện nay, cùng với quá trình mở cửa hội nhập thì trên thị trƣờng các sản phẩm hàng hóa do nƣớc ngoài sản xuất xuất hiện ngày càng nhiều. Trong đó nhiều sản phẩm nhập ngoại có nhiều dấu hiệu là hàng giả nhƣng cơ quan chức năng không đủ căn cứ để xử lý do không có sự tham gia của các doanh nghiệp hoặc ngƣời đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Vì vậy công tác đấu tranh chống hàng giả thì sự tham gia của Doanh nghiệp nhất là các Doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hƣởng lớn đến kết quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả. Bởi Doanh nghiệp chính là nhà sản xuất ra sản phẩm, do đó sẽ xác định đƣợc tính hợp pháp của sản phẩm cũng nhƣ cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu giúp các cơ quan chức năng phân biệt hàng hoá giữa hàng hóa chính hiệu và hàng giả, hàng nhái và sẽ cùng phối hợp cung cấp thông tin về đối tƣợng vi phạm cho các cơ quan QLTT. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác chống hàng giả thì trong thời gian tới Chi cục Quản lý thị trƣờng cần thƣờng xuyên liên hệ và hợp tác chặt chẽ hơn nữa đối với các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Cụ thể:
Không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp hiệu quả, tích cực trong đấu tranh phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả. Thƣờng xuyên tổ chức đối thoại, hội thảo với các doanh nghiệp, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chủ sở hữu quyền để giới thiệu các hoạt động của các cơ quan chức năng; trao đổi về các vấn đề liên quan đến công tác đấu tranh chống hàng giả, những khó khăn, vƣớng mắc đã gặp phải cũng nhƣ tiếp thu các ý kiến đóng góp và các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp, các chủ sở hữu quyền.
Tiếp tục duy trì mối quan hệ và hợp tác chặt chẽ hơn nữa đặc biệt là bộ phận phụ trách thị trƣờng tại Hà Giang để nắm bắt các thông tin cũng nhƣ phối hợp kiểm tra, xử lý hàng giả với những Doanh nghiệp đã từng có sự hợp tác qua công tác kiểm tra, xử lý hàng giả nhƣ: Công ty Honda Việt Nam, công ty AJINOMOTO, Công ty UNILEVER.
Xây dựng dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài trong công tác chống hàng giả giữa cơ quan chức năng và Doanh Nghiệp, chủ động liên hệ với nhau theo định kỳ kế hoạch để cùng triển khai công tác chống hàng giả theo từng địa bàn.
Về hợp tác với các Hiệp hội ngành hàng có liên quan
Chi cục Quản lý thị trƣờng nên liên hệ hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội có liên quan: Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thƣơng hiệu Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, Hiệp hội sở hữu trí tuệ… nhằm tăng cƣờng thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xây dựng thƣơng hiệu Việt Nam, nâng cao nhận thức và áp dụng các hình thức tổ chức khác nhằm động viên các doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng tham gia tích cực vào công tác chống hàng giả, cuộc vận động ngƣời Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả trong thời gian tới.
Về đối với người tiêu dùng
Khiếu nại về hàng giả, hàng kém chất lƣợng là một hình thức tích cực để đấu tranh chống hàng giả, chống gian lận thƣơng mại gây tác hại lớn đến lợi ích ngƣời tiêu dùng. Thông qua việc khiếu nại về hàng giả, không những ngƣời tiêu dùng đóng góp tích cực cho việc phát hiện hàng giả mà còn góp phần nâng cao hiểu biết của mình và của mọi ngƣời về hàng thật và hàng giả.
Ngƣời tiêu dùng muốn đƣợc thụ hƣởng các kết quả vật chất và tinh thần của xã hội đem lại. Họ phải bỏ tiền ra đó là kết quả của quá trình lao động và tích luỹ của mình ra cho nên họ cần đƣợc thụ hƣởng giá trị đầy đủ của hàng hoá và dịch vụ đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khi mua hàng, phải luôn lấy hoá đơn ghi hàng mua và ngày mua, đừng phải chịu rủi ro nếu ngƣời bán không chịu đƣa hoá đơn có tên địa chỉ của ngƣời bán.
Đừng mua nếu những mặt hàng nổi tiếng có giá quá rẻ, Khi kiểm tra về hàng hoá và bao bì, ngƣời tiêu dùng sẽ thƣờng thấy những miêu tả để biết đƣợc đó có phải hàng thật hay không. Thông thƣờng, chất lƣợng của vật liệu sử dụng, bao bì, in ấn của hàng giả sẽ có chất lƣợng kém hơn. Không mua hàng hoá từ những ngƣời mà bạn không thể liên lạc lại lần nữa.
4.3.4. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, nhận diện hàng giả bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, pháp lý giả bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, pháp lý
Để công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong thời gian tới đạt kết quả cao nhất trƣớc thực trạng các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả đang ngày càng diễn biến phức tạp gây ra nhiều ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh tế và sự lành mạnh của thị trƣờng cần triển khai làm tốt một số giải pháp sau.
Công tác phân bổ chỉ tiêu xử lý cho các đơn vị.
Tiếp tục thực hiện việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch về hàng giả cho các đơn vị thông qua số vụ xử lý vi phạm tuy nhiên cần tính toán sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại từng địa phƣơng, đơn vị và xem xét bổ sung tiêu chí về quy mô vụ việc theo khung hình phạt và trị giá tang vật vi phạm. Khuyến khích sự nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu trong hoạt động điều tra, trinh sát, kiểm tra và xử lý về hàng giả của các đơn vị và mỗi công chức Quản lý thị trƣờng.
Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, điều tra trinh sát về các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, đi đôi với việc tạo dựng và không ngừng cài cắm nhân mối các cơ sở cung cấp thông tin. Qua đó, nắm bắt kịp thời hoạt động của các đối tƣợng sản xuất buôn bán hàng giả, các phƣơng thức, thủ đoạn mới của các đối tƣợng vi phạm để làm căn cứ đƣa ra các biện pháp, giải pháp thích hợp, hiệu quả trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý địa bàn, thống kê và nắm bắt thông tin về các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh về hoạt động sản xuất kinh doanh của họ nhất là các loại hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sản xuất, kinh doanh. Qua đó lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát cho phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm tránh gây khó khăn, phiền hà và làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất, kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
doanh của đối tƣợng kiểm tra gây nên tâm lý không tốt cho các hộ kinh doanh và Doanh nghiệp.
Liên hệ thƣờng xuyên liên tục với lực lƣợng QLTT các tỉnh trên cả nƣớc để cập nhật thông về hàng giả cũng nhƣ học hỏi kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, xử lý về hàng giả đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ từ đó triển khai cho toàn lực lƣợng tổ chức điều tra, trinh sát, kiểm tra và xử lý vi phạm. Đối với những vụ việc mới, vụ việc chƣa từng xử lý cẩn thận trọng trong quá trình kiểm tra, xử lý; sau khi kiểm tra, xử lý đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra khiếu kiện cần tổ chức đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn lực lƣợng.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, cấp ủy đảng, chính quyền các địa phƣơng và các Doanh nghiệp trong công tác kiểm tra, soát thị trƣờng, ngăn chặn vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi trong thực thi nhiệm vụ đặc biệt là khi gặp phải những vụ việc lớn, phức tạp có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phƣơng.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, học tập và thi đua lập thành tích về đấu tranh chống hàng giả đi đôi với việc làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện và chỉ ra những sai sót trong quá trình thiết lập hồ sơ và xử lý vi phạm qua đó rút ra kinh nghiệm và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức, hạn chế tình trạng né tránh, dễ làm khó bỏ.
Nhận diện bằng cảm quan.
Hàng giả thông thƣờng đƣợc sản xuất bằng thủ công hoặc bởi những dây chuyền không mấy hiện đại nên các chỉ tiêu chất lƣợng của hàng hóa thƣờng thua kém hàng thật, nhất là những chỉ tiêu về cảm quan. Trên bề mặt bao bì hoặc sản phẩm, hàng hoá thƣờng có những khuyết tật dễ nhận thấy, hoặc thiếu một vài chi tiết bộ phận nhỏ. Nhận diện phải đƣợc tiến hành một cách tỷ mỷ, bao quát toàn bộ các dấu hiệu của hàng hoá nhƣ các chi tiết và nội dung của nhãn mác, bề mặt; bao