Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 117)

5. Bố cục luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin đƣợc thu thập để đánh giá thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang. Tác giả đã tiến hành thu thập nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu đƣợc lấy từ nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã đƣợc công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn hiệu lực pháp lý.

Thu thập thông tin, số liệu qua nguồn thứ cấp:

Thu thập từ các văn bản quy pháp pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả nhƣ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thƣơng mại, Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng; các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn Luật; các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả nhƣ: Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Nghị định 99/2013/NĐ-CP,… và các Thông tƣ, Chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về kiểm tra sử lý hàng giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các báo cáo tổng kết công tác quản lý thị trƣờng tại Chi cục quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang và các báo cáo tổng kết công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thƣơng mại của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2013.

Các tài liệu sách báo, tạp chí có bài viết liên quan đến công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, các thông tin bài viết trên mạng internet bằng các công cụ tìm kiếm nhƣ Google, Yahoo.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin

Từ các thông tin đã thu thập đƣợc các tài liệu cần thiết, đã tiến phân loại tài liệu đã thu thập đƣợc, liên kết các yếu tố, các thành phần thông tin thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về công tác đấu tranh chống hàng giả. Cụ thể:

Từ các văn bản pháp luật, các báo cáo đánh giá của Chi cục Quản lý thị trƣờng tổng hợp xây dựng các cơ sở lý luận về hàng giả, công tác đấu tranh chống hàng giả nhƣ. Khái niệm về hàng giả, bản chất hàng giả, tác hại của hàng giả, phƣơng thức sản xuất, buôn bán hàng giả, các tác nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả; kinh nghiệm đấu tranh chống hàng giả của quốc tế và Việt Nam.

Từ các số liệu thu thập đƣợc tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê theo các tiêu chí phục vụ cho công tác đánh giá thực trạng công tác đấu tranh chống hàng giả bao gồm. Tình hình nguồn nhân lực, cơ cấu lao động theo độ tuổi, theo giới tính, theo trình độ, Phân bố lao động theo khu vực địa lý. Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch về kiểm tra xử lý của các Đội Quản lý thị trƣờng thông qua số vụ xử phạt vi phạm hành chính.

Kết quả kiểm tra xử lý của lực lƣợng quản lý thị trƣờng Hà Giang giai đoạn 2011-2013 phân loại theo loại hình hàng giả và địa bàn quản lý trên cơ sở các chỉ tiêu về: số vụ xử phạt vi phạm hành chính, số tiền phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng hóa tịch thu.

Số lƣợng, chủng loại hàng giả đã phát hiện và tịch thu xử lý giai đoạn 20011- 2013. Tên hàng hóa, số lƣợng tịch thu qua các năm.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này trong giai đoạn hiện nay.

2.2.3.1 thông kê mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả có mục đích thu thập và hệ thống hóa số liệu, tính các số đặc trƣng thực nghiệm và tìm qui luật phân phối thực nghiệm của hiện tƣợng cần nghiên cứu, mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn và chính sác nhất.

Từ các số liệu thu thập đƣợc tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê vào luận văn. Các bảng số liệu thống kê mô tả bao gồm. Tình hình nguồn nhân lực, cơ cấu lao động theo độ tuổi, theo giới tính, theo trình độ, Phân bố lao động theo khu vực địa lý. Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch về kiểm tra xử lý của các Đội Quản lý thị trƣờng giai đoạn 20011-2013. (Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu).

Phƣơng pháp phân tích so sánh làm rõ sự khác biệt hay những dặc trƣng riêng của đối tƣợng nghiên cứu từ đó giúp cho đối tƣợng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự để xác định xu hƣớng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó, cho phép chúng ta tổng hợp đƣợc những nét chung, tách ra đƣợc những nét riêng của các hiện tƣợng kinh tế đƣa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc các mặt phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ƣu trong mỗi trƣờng hợp cụ thể.

Phƣơng pháp phân tích so sánh trong luận văn là tài liệu của năm trƣớc. (kỳ trƣớc, kế hoạch) nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoach, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán và định mức và là kết quả đã đạt đƣợc sau cùng từ năm 2011-2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp thu thập và sử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của Quản lý thị trƣờng. Họ thấy rõ nhất những mâu thuấn và những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình và giải quyết vấn đề đó dựa trên những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm phong phú và linh cảm nghề nghiệp nhạy bén.

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp tổng hợp nhiều phƣơng pháp mang tính kinh nghiệm cao của các chuyên gia. Trong luận văn là kinh nghiệm công tác lâu năm của các cán bộ lão thành lực lƣợng Quản lý thị trƣờng với kinh nghiệm

chống sản xuất, buôn bán hàng giả qua nhiều năm công tác từ ngày mới thành lập ngành QLTT tại Hà Giang.

2.2.3.4.

Phƣơng pháp dự báo tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tƣơng lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập đƣợc. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hƣớng vận động của các hiện tƣợng trong tƣơng lai.

Phƣơng pháp dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hƣởng đến tƣơng lai, vì thế cũng sẽ ảnh hƣởng đến độ chính xác của dự báo. Dự báo đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có một yêu cầu về dự báo riêng nên phƣơng pháp dự báo đƣợc sử dụng cũng khác nhau.

Phƣơng pháp dự báo trong luận văn từ kết quả thực hiện về số vụ xử lý vi phạm và số tiền phạt vi phạm hành chính, tiến hành dự báo tính toán các chỉ tiêu tăng giảm tuyệt đối, tƣơng đối qua các năm, đƣa ra những nhận xét, đánh giá và dự báo định hƣớng về thực trạng công tác chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu về cơ cấu về lao động: Tính toán cơ cấu về giới tính, độ tuổi và trình độ trên tổng số lao động của Chi cục. Đánh giá sự tăng giảm qua các năm của lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng cán bộ chi cục, đƣa ra đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực và mức độ tác động của thực trạng nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến công tác đấu tranh chống hàng giả.

Chỉ tiêu về phân bổ lao động theo địa bàn: Tính toán số công chức QLTT làm việc tại các huyện, thành phố cho hợp lý, với địa bàn trọng điểm cần tăng biên chế nhân viên phụ trách nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhiệm vụ và địa bàn các huyện vùng núi không trọng yếu cần rút giảm cán bộ cho phù hợp với tình hình thực tế công việc chuyên môn đƣợc giao.

Chỉ tiêu phân bổ xử lý về hàng giả của Chi cục Quản lý thị trƣờng cho các huyện, thành phố: Tính toán từ kết quả xử lý vi phạm hàng giả qua các năm làm căn cứ cơ sở xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu cho các huyện, thành phố năm tiếp theo. Nhằm tạo động lực cho lực lƣợng Quản lý thị trƣờng thi đua phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm sau cao hơn năm trƣớc.

Chỉ tiêu về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả giai đoạn 2011 - 2013: Tính toán kết quả xử lý về số vụ và số tiền theo các loại hình hàng giả nhƣ (giả về nhãn hiệu hàng hóa, giả về kiểu dáng công nghiệp, giả về chỉ dẫn địa lý, giả về tem nhãn, bao bì). Làm cơ sở nhận định xu hƣớng trọng tâm thời gian tới cần tăng cƣờng kiểm tra mặt hàng gì thiết yếu nổi cộm có thể bị làm giả để Chi cục Quản lý thị trƣờng chỉ đạo kiểm tra sát với thực tế..

Chỉ tiêu về số lƣợng, chủng loại hàng giả đã xử lý năm giai đoạn 2011-2013: Tính toán tổng hợp vào Danh mục các mặt hàng, số lƣợng đã tịch thu qua các năm 2011-2013. Theo dõi mặt hàng nào bị làm giả nhiều nhất, mặt hàng nào bị làm giả ít nhất để các đội Quản lý thị trƣờng các huyện, thành phố tập trung coi trọng công tác kiểm tra kiểm soát định hƣớng đúng trọng tâm trọng điểm.

Chỉ tiêu tình hình phát triển của hàng giả trên địa bàn tỉnh đƣợc phát hiện qua công tác kiểm tra sử lý trong giai đoạn 2011-2013: Từ kết quả sử lý vi phạm hàng giả qua các năm có thể nắm bắt tình hình phát triển của hàng giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Địa bàn thành phố hàng giả phát triển ra sao, mặt hàng gì đang bị làm giả nhiều nhất, quy mô phát triển có khả năng lan rộng không và ở các huyện vùng sâu vùng xa thì thế nào. Căn cứ vào đó chi cục Quản lý thị trƣờng thành lập các đoàn công tác liên ngành cấp tỉnh để sử lý điểm nóng và ngăn chặn sự phát triển hàng giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH

CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH HÀ GIANG

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đƣờng biên giới giáp với nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2

.

Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phƣờng, 13 thị trấn và 177 xã. Thành phố Hà Giang có 5 phƣờng và 3 xã.

Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 724.537 ngƣời. Trong đó, dân số thành thị là 84.338 ngƣời.

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Địa hình nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nƣớc biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trƣng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng.

Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thƣờng đƣợc gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông - suối tƣơng đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lƣu Lung (Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nƣớc chính cho vùng trung tâm tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn nhƣ sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cƣ. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhƣng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số tỉnh Hà Giang khoảng 724.537 ngƣời. Trên địa bàn toàn tỉnh có 22 dân tộc, đông nhất là dân tộc Mông có ngƣời, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Kinh, dân tộc Nùng, dân tộc Giáy, dân tộc La Chí, dân tộc Hoa và các dân tộc khác.

Hà Giang đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích ngƣời tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan.

Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trƣờng độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC CNĐĐV) đƣợc UNESCO công nhận là thành viên của mạng lƣới CVĐC toàn cầu; Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã đƣợc công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua khảo sát, thăm dò, bƣớc đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện đƣợc 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lƣợng lớn trên một triệu tấn với hàm lƣợng khoáng chất cao nhƣ: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới

Một phần của tài liệu chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 117)