Những khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

5. Bố cục luận văn

3.4.2. Những khó khăn, tồn tại

3.4.2.1. Khó khăn

Hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hàng giả vẫn tồn tại mâu thuẫn, bất cập. Đó là các văn bản quy phạm pháp luật còn khá nhiều điểm chồng chéo, đặc biệt là việc quy định hành vi vi phạm và các chế tài xử lý vi phạm vẫn còn thiếu sót, chƣa thực sự chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ về các hình thức xử lý và mức phạt gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng để xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật nói chung và các quy định pháp luật trong lĩnh vực chống hàng giả nói riêng vẫn còn thiếu tính ổn định, hay điều chỉnh, thay đổi cùng với đó, công tác hƣớng dẫn thi hành cũng chƣa đƣợc cụ thể, rõ ràng nhiều quy định mới ra đƣợc ban hành rất lâu nhƣng chƣa có văn bản hƣớng dẫn điều này làm cho các cơ quan thực thi gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc vận dụng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và xử lý hoặc gặp những thiếu sót hoặc sai lầm trong việc áp dụng xử lý đối với các hành vi vi phạm về hàng giả.

Hiện nay chƣa có nhiều tổ chức giám định hàng giả chỉ có Viện khoa học Sở hữu trí tuệ thuộc bộ KH&CN là cơ sở đáng tín cậy nhƣng thủ tục khá phức tạp, thời gian thực hiện giám định dài, ảnh hƣởng đến quy trình, nghiệp vụ kiểm tra do vậy công tác kiểm tra, xử lý về lĩnh vực này còn nhiều khó khăn nhất là đối với hàng hoá đƣợc sản xuất từ nƣớc ngoài. Quy trình thủ tục trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả về tổng thể, chƣa đƣợc xây dựng thống nhất và có hệ thống bài bản, quy định chƣa cụ thể đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, công tác kiểm định, giám định đối với hàng hoá vi phạm cũng còn nhiều điểm bất cập, chƣa rõ ràng và gặp không ít khó khăn.

Phần lớn các doanh nghiệp chƣa quan tâm đến công tác chống hàng giả và chủ động bảo vệ sản phẩm của mình cũng nhƣ xem nhẹ việc cung cấp thông tin cho ngƣời tiêu dùng biết cách phân biệt hàng thật, hàng giả. Công tác phối hợp của các Doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh với các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ cũng nhƣ phối hợp trong quá trình tổ chức kiểm tra, kiếm soát và xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả còn rất hạn chế thiếu sự phối họp ăn ý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biên chế hiện tại của lực lƣợng QLTT Hà Giang mặc dù đã đƣợc bổ sung nhƣng nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cho công tác quản lý thị trƣờng tại một số địa bàn vùng sâu, vùng xa một Kiểm soát viên phải đảm nhiệm quản lý từ 3 đến 6 xã điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả.

Kinh phí, trang thiết bị chuyên dụng, phƣơng tiện phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm đã đƣợc tăng cƣờng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.

Ngƣời dân tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhận thức về hàng giả còn nhiều hạn chế, việc phân biệt hàng giả và hàng thật cũng vậy, thậm chí biết là hàng giả nhƣng vẫn chấp nhận mua miễn là giá cả, chất lƣợng, mẫu mã,... vừa ý mà không cần quan tâm đến những vấn đề khác nhƣ xuất xứ hàng hoá, nhãn hiệu, thƣơng hiệu hàng hoá, các chỉ tiêu trên nhãn hàng hoá.

3.4.2.2. Tồn tại

Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang chƣa có bộ phận chuyên trách về chống hàng giả. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm soát viên không đồng đều, độ tuổi trung bình cao, công tác tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật những thông tin, kiến thức mới rất hạn chế, mức độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cùng nhƣ sự nhạy bén và năng động trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm không cao nên gặp rất nhiều khó khăn. Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về chống hàng giả chƣa đƣợc chuyên sâu, bài bản dẫn đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức trực tiếp trong công tác đấu tranh chống hàng giả còn có những hạn chế nhất định. Nhất là khi tổ chức kiểm tra các Doanh nghiệp, đặc biệt là kiểm tra, kiểm soát về lĩnh vực hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về hàng giả đã đƣợc quan tâm triển khai nhƣng chƣa đƣợc thƣờng xuyên liên tục; hình thức và nội dung tuyên truyền chƣa đƣợc phong phú đôi khi vẫn còn mang tính hình thức nên hiệu quả thực tế chƣa cao.

Công tác phân bổ chỉ tiêu kế hoạch về xử lý hàng giả theo số vụ vi phạm tuy góp phần thúc đẩy đƣợc sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị cũng nhƣ mỗi công chức,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân viên Quản lý thị trƣờng nhƣng vẫn còn những hạn chế nhất định, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả còn thiếu sự tìm tòi, nghiên cứu vẫn đi theo lối mòn từ trƣớc nên kết quả hoạt động chƣa đƣợc cao, số lƣợng và chủ loại hàng giả phát hiện và xử lý còn hạn chế.

Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm tra xử lý vi phạm đôi khi chƣa hiệu quả, vẫn còn tình trạng chồng chéo, bỏ sót, xử lý không triệt để trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý dẫn đến hiệu quả xử lý chung không cao.

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hàng giả chƣa đƣợc quan tâm đúng mức dẫn tới cơ sở dữ liệu phục phục cho công tác đấu tranh chống hàng giả còn nghèo nàn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về thông tin cho việc kiểm tra đối chiếu vi phạm.

Một phần của tài liệu chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)