Sự phát triển của nền kinh tế có tác động đến hoạt động tín dụng do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế đang trên đà phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, do đó nhu cầu tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Ngược lại trong giai đoạn kinh tế trì trệ, giảm phát thất nghiệp cao, đầu tư không mang lại hiệu quả, hầu như các hoạt động sản xuất đều bị thu hẹp, nhu cầu vốn cho đầu tư giảm mạnh, tất nhiên ngân hàng không thể mở rộng hoạt động cho vay của mình.
Mặt khác, hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm với các diễn biến của nền kinh tế bởi vì:
- Tài sản của ngân hàng chủ yếu hình thành từ tiền gửi, tiền vay. Do đó bất kỳ một thông tin nào có ảnh hưởng đến tài sản của họ thì họ sẽ có phản ứng ngay lập tức.
- Các tài sản của ngân hàng hầu hết là các tài sản tài chính và có tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi nên nó phản ứng nhanh với những biến động nhỏ của nền kinh tế.
Sự hội nhập kinh tế quốc tế với khu vực chính là sự tham gia của kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới thể hiện qua kim ngạch thương mại quốc tế. Sự hòa nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, cả hai đều có cơ hội hợp tác, tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại. Các ngân hàng có thể mở rộng cho vay ngoại tệ để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, trang bị máy móc, kỹ thuật công nghệ. Đồng thời, phát triển các dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế…
Trong những năm qua kinh tế Việt Nam có sự hội nhập mạnh mẽ có thể kể ra như: Việt Nam đã tham gia thị trường tự do thương mại Asian(AFTA); Việt Nam – Hoa Kỳ… Đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và Ngân hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Môi trường anh ninh, chính trị, xã hội
Yếu tố này không thể tách rời yếu tố ổn định và phát triển kinh tế, không một quốc gia nào mất ổn định về an ninh chính trị lại có thể có kinh tế phát triển. Nước ta hiện nay có thể nói là có chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, được
thế giới đánh giá là có độ an toàn cao. Đó là hai điều kiện căn bản để phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, ở nước ta tệ nạn xã hội thực tế còn nhiều nhất là nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền…
Môi trường pháp lý:
Các yếu tố pháp lý trong nền kinh tế thị trường là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu môi trường pháp lý chưa hoàn hảo và thiếu đồng bộ thì bộ sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, nó tác động trở lại tới việc cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành bổ sung, chỉnh sửa nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến quan hệ cho vay của Ngân hàng thương mại tới các doanh nghiệp. Có thể kể ra là: luật doanh nghiệp, luật phá sản, luật thương mại… cùng hàng loạt các nghị định, quyết định, thông tư và các văn bản pháp luật khác của chính phủ, các bộ ngành. Tất cả các văn bản pháp luật này điều chỉnh theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi. Đó là điều kiện tốt cho ngân hàng mở rộng cho vay đối với đối tượng này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU.