đúng quy trình tín dụng.
Thẩm định tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay NH. Mục tiêu của thẩm định
là tìm kiếm các rủi ro có thể xảy ra cho NH và khả năng hạn chế rủi ro, kiểm soát rủi ro và dự kiến các biện pháp phòng ngừa để từ đó đi đến quyết định có cho KH vay vốn hay không. Quá trình thẩm định giúp cho NH kiểm tra tính chính xác của các thông tin do KH cung cấp để từ đó đưa ra quyết định cho phù hợp. Thẩm định gồm hai bước cơ bản là thu thập thông tin và xử lý thông tin.
Thu thập thông tin là thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn người xin vay vốn, hồ sơ lưu trữ về KH trong lần vay trước, báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh, thông tin từ cơ quan thuế, từ NH khác mà KH có tài khoản và từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin… Việc thu thập thông tin ở Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Ba Đình chủ yếu là thu thập thông tin từ phía KH xin vay vốn thông qua phỏng vấn trực tiếp, từ báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán. Và sau khi lấy thông tin từ phía KH thì cán bộ tín dụng xuống tận cơ sở sản xuất để lấy thu thập thêm thông tin, kiểm tra những thông tin mà KH cung cấp cho có chính xác hay không như số lượng công nhân viên, sản phẩm sản xuất, công nghệ sử dụng… nhưng những thông tin này mang nặng tính một chiều, độ tin cậy không cao vì khi KH muốn vay vốn phải cung cấp những thông tin tốt nhất để đánh bóng DN mình sao cho khả năng vay được vốn NH là cao nhất. Để hạn chế những thông tin không đáng tin cậy thì NH phải quan tâm đến một số vấn đề sau:
Lựa chọn cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, am hiểu về ngành nghề, lĩnh vực mà DN đang hoạt động, từ đó cán bộ tín dụng có thể đánh giá chính xác mức độ tin cậy của các thông tin mà DN cung cấp.
Thường xuyên cập nhật thông tin từ các tổ chức chuyên nghiệp cung cấp thông tin tín dụng. Ở Việt Nam thì thông tin tín dụng được cung cấp từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC). Những thông tin này được đánh giá là đáng tin cậy vì do NHNN quản lý.
NH cần có mỗi quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tin dụng khác, các cơ quan khác, tổ chức chính quyền địa phương để khi cần NH có thể lấy thông tin từ các tổ chức này. Ngoài ra NH có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác như: truyền hình, internet, báo chí…
Phân tích thông tin tín dụng là sau khi có được những thông tin cần thiết thì cán bộ tín dụng tiến hành xử lý thông tin để đưa ra quyết định cho vay với DN nào, không cho vay đối với DN nào. NH cần chú trọng việc lựa chọn KH có uy tín cao, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. NH cần phải đảm bảo sự công bằng trong khi lựa chọn, không phân biệt đối xử trong cho vay. Việc có được thông tin chuẩn xác đã rất khó khăn nhưng vấn đề xử lý thông tin đó như thế nào lại là công việc phức tạp đòi hỏi người xử lý thông tin phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao am hiểu về DN. Để có thể đánh giá, lựa chọn KH một các đúng đắn thì NH cần có sự phân loại nhóm KH rõ ràng theo các tiêu thức sau:
- Quy mô DN: bao gồm DN có quy mô lớn và DN có quy mô nhỏ và vừa. - Đánh giá các hệ số tài chính như các hệ số khả năng thanh toán, các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản , các chỉ tiêu hoạt động, các chỉ tiêu sinh lời. Dựa trên các báo cáo kết quả kinh doanh báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán để từ đó mà DN đưa ra quyết định của mình.
- Dự báo nhu cầu vốn kinh doanh của DN. Xét trên góc độ thực tiễn ứng với mỗi mức doanh thu tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phải có sự cân bằng nhất định với nhu cầu vồn của DN để từ đó NH có thể quyết định cho DN vay với lượng vốn bao nhiêu.
- Ngoài ra để nâng cao chất lượng thẩm định NH có thể mời các chuyên gia tư vấn lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu cho cán bộ tín dụng. NH phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay để đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, phát hiện kịp thời những hành vi sai trái của KH để có biện pháp xử lý kịp thời để tránh rủi ro cho NH.