Trước hết là khoản vay phụ thuộc vào nhu cầu vay của khách hàng. Khách hàng là doanh nghiệp khi có nhu cầu vay với tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có lãi, thì sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng trong thẩm định đánh giá các khoản vay, từ đó khoản vay có thể dễ dàng thực hiện được. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi
khách hàng mà ngân hàng có thể phát triển nhiều phương thực cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay đối với sinh viên… Có lúc khách hàng xin vay vượt giới hạn cho phép , ngân hàng sẽ phải lựa chọn đồng ý hay từ chối. Những quyết định cho vay của ngân hàng phải hết sức linh hoạt để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Tiếp đó là tình hình tài chính của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để Ngân hàng có quyết định cho vay hay không. Ngân hàng nào cũng muốn mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Song càng lấn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp thì ngân hàng càng gánh chịu nhiều rủi ro, do vậy ngân hàng phải hạn chế cho vay trong khả năng thanh toán của mình. Vốn tự có và tài sản đảm bảo của doanh nghiệp là tài sản bù đắp rủi ro khi phát sinh bất lợi và là yêu cầu cho sự an toàn, tính khả thi của khoản vay. Đặc biệt ngân hàng quan tâm đến khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của doanh nghiệp trước khi đưa ra một quyết định cho vay, bởi khả năng sinh lời là nguồn trả nợ chính cho các khoản vay của doanh nghiệp.
Trình độ, khả năng dự đoán các vấn đề kinh doanh, đạo đức tư cách của khách hàng là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động cho vay. Nhiều khách sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, họ cũng sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn lừa ngân hàng làm cho ngân hàng không xác định được chính xác về mục đích và chất lượng của khoản vay dẫn đến rủi ro xảy ra. Trong trường hợp người vay kinh doanh có lãi nhưng lại chây ỳ không trả nợ. Ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn đúng hạn, Khách hàng cũng có thể xin gia hạn nợ, nếu ngân hàng gia hạn nợ quá nhiều cho khách hàng sẽ làm giảm độ an toàn và chất lượng khả năng của khoản vay.