Ban CPO cần thiết kế, xây dựng lại bản tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc cho người lao động đảm bảo việc đánh giá không chỉ thái độ, tinh thần trách nhiệm làm việc của người lao động mà còn đánh giá được kiến thức, trình độ và kỹ năng của người lao động trong công việc mà họ thực hiện. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng lại bản tiêu chuẩn cần chỉ rõ mục đích của công tác đánh giá thực hiện công việc là phục vụ cho hoạt động tiền lương, tiền thưởng, hoạt động đào tạo, thăng tiến,... để từ đó hoàn thện, điều chỉnh bản tiêu chuẩn sao cho phù hợp, chặt chẽ nhất có thể.
Phương pháp đánh giá cần thực hiện nghiêm túc hơn : không chỉ tiến hành qua loa, thông qua trao đổi bằng miệng mà phải có ghi chép chi tiết, cụ thể nhằm giúp cho việc đánh giá diễn ra công bằng, công khai và xác thực. Hơn nữa, kết quả đánh giá không chỉ được tổng hợp một cách đơn giản, mang tính liệt kê mà còn phải đưa ra những nguyên nhân, lí do xếp loại cho mỗi cá nhân. Người quản lý cần có cái nhìn toàn diện, khắc phục hạn chế của việc chưng cầu, tham khảo ý kiến của những đồng nghiệp đối với người được đánh giá để có thể có được kết quả đánh giá đúng nhất.
Sau khi, thống nhất ý kiến đưa đến kết luận cuối cùng thì người quản lý cần có sự đúc rút kinh nghiệm đối với từng cá nhân, chỉ rõ hạn chế, ưu điểm của người lao động, nêu ra nguyên nhân của những hạn chế mà người lao động gặp phải. Thêm vào đó, người quản lý cũng cần có những câu nói động viên khích lệ tinh thần người lao động để họ những người đã làm tốt thì tiếp tục duy trì, những người chưa tốt thì khắc phục, không chán nản.