Môi trường và điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu chuyên đ phân tích thực trạng tạo động lực cho người lao động tại các dự án thủy lợi (Trang 36 - 40)

Do đặc thù công việc của Ban CPO là làm dự án nên môi trường làm việc của người lao động chủ yếu trong văn phòng. Duy chỉ có các kỹ sư thủy lợi tham gia thực

hiện lập kế hoạch, thiết kế xây dựng các công trình, dự án tại các phòng Ban Quản lý dự án (1-6) thì đòi hỏi phải đi đến công trường để thực hiện giám sát quy trình, tiến độ thực hiện dự án. Chính tại công trường, môi trường làm việc với nhiều bụi bẩn, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn cũng có diễn ra, thêm với đó là điều kiện máy móc để xây dựng dự án chưa phải là tân tiến nhất dẫn đến rủi ro khi tham gia thực hiện giám sát công trình lớn. Vì vậy mà Ban đã yêu cầu người lao động khi tới giám sát thi công phải sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động để giảm thiểu mức nguy hiểm xuống một cách tối đa.

Mặt khác Ban CPO cũng có quan tâm để cung cấp đầy đủ trang thiết bị tại văn phòng làm việc: máy tính, máy fax, máy in,... với chất lượng tốt nhất và hệ thống bảo mật cũng được chú ý, 100% các phòng được lắp điều hòa nhằm tạo nên một môi trường làm việc hiện đại, an toàn và tiện nghi nhất giúp cho người lao động yên tâm làm việc.

Khi đến cơ quan làm việc, hầu hết người lao động luôn muốn tạo mối quan hệ tốt với những đồng nghiệp của mình bởi đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần làm việc của người lao động. Trong Ban CPO thì mối quan hệ giữa các cán bộ, công nhân viên rất thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc.

Đặc thù công việc tại Ban CPO có thể nói rất rõ ràng, hoạt động của các dự án từ khâu tư vấn đầu tư, xây dựng kế hoạch, thiết kế công trình cho tới bắt tay vào thực hiện công trình cho thấy khối lượng công việc rất nhiều, mà số nhân viên trong Ban chỉ có 100 người trong đó số người trong các phòng thuộc Ban quản lý dự án chỉ đạt 51 người còn lại là người thuộc các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, số dự án trùng thời gian thực hiện cũng không nhỏ khiến cho hiệu suất làm việc luôn phải đẩy cao khiến cho người lao động đôi khi chỉ chăm chú thực hiện công việc của mình, hiện tượng căng thẳng do công việc cũng không phải không xảy ra, thậm chí xuất hiện khá nhiều. Do quá bận bịu với phần việc của mình mà có lẽ việc quan tâm hay giao lưu giữa các nhân viên trở nên hạn chế hơn rất nhiều.

Bảng 2.12: Đánh giá về môi trường và điều kiện làm việc

Đơn vị : % Mức Chỉ tiêu Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến ràng Gần như đồng ý Hoàn toàn đồng ý Tổng

kiện làm việc

Được trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện thực hiện công việc

0 34,61 3,85 44,23 17,31 100

Không khí tập thể vui vẻ, thoải

mái 3,85 21,15 7,69 50 17,31 100

Đồng nghiệp hợp tác, thân

thiện, đoàn kết 7,69 17,31 1,92 50 23,08 100

Lãnh đạo quan tâm tạo điều

kiện thuận lợi trong công việc 9,62 19,23 3,85 42,31 25 100

( Nguồn : Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại Ban CPO )

Theo kết quả khảo sát trên, tác giả có thể thấy có tới 67% người lao động hài lòng với môi trường làm việc tại Ban CPO. Tuy nhiên người lao động không hài lòng với môi trường, điều kiện làm việc cũng không hề nhỏ, chiếm tới 29%. Trong đó, người lao động phần nhiều cảm thấy trang thiết bị, phương tiện thực hiện công việc chưa đầy đủ (chiếm 34,61%) hay không khí làm việc tập thể không thoải mái, vui vẻ có tỷ lệ vào khoảng 25%. Đặc biệt, số người lao động cho rằng sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chưa đủ để họ cảm thấy thoải mái trong công việc chiếm tới 28%. Điều này khiến ban lãnh đạo cần có những thay đổi về phong cách làm việc để giảm thiểu số lao động có quan niệm như trên. Có thể nhận thấy rằng môi trường và điều kiện làm việc của người lao động tương đối thoải mái, không có quá nhiều khúc mắc vì vậy mà động lực trong người lao động cũng phần nào được thúc đẩy. Song tỷ lệ có thái độ không mấy tích cực cũng không phải là ít, chính vì thế mà đòi hỏi Ban CPO nhìn lại và có những bước điều chỉnh phù hợp nhằm cải thiện mối quan hệ giữa người lao động với động nghiệp, với ban lãnh đạo.

Đánh giá tạo động lực cho người lao động thông qua môi trường và

điều kiện làm việc

Ưu điểm của môi trường và điều kiện làm việc : Ban đã tạo điều kiện làm việc cho người lao động của mình với trang thiết bị tốt nhằm giúp cho nhân viên không gặp khó khăn trong quá trình làm việc ví dụ như hệ thống máy tính, máy in, máy fax, điều hòa tại các phòng, bộ phận được lắp đặt đầy đủ. Khi có sự hỏng hóc và trục trặc kỹ thuật luôn được sửa chữa và thay thế kịp thời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động thực hiện công việc.

Ban có sự quan tâm đến an toàn lao động cho nhân viên khi đi giám sát và nghiệm thu công trình.

Ngoài ra Ban CPO còn chú ý tới nâng cao tinh thần đoàn kết trong tập thể bằng các cuộc giao lưu, liên hoan dành cho người lao động. Từ đây tạo nên cầu nối cho mối quan hệ giữa các nhân viên và giữa nhân viên với ban lãnh đạo thêm khăng khít và thân thiết, thoải mái hơn. Chính vì lẽ đó mà không khí làm việc được cải thiện hơn khá nhiều, công việc hợp tác, làm việc theo nhóm trở nên thuận lợi hơn.

Nhược điểm của môi trường và điều kiện làm việc: công trường thi công công

trình, dự án thủy lợi với những ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn, những rủi ro trong quá trình đi lại nguy hiểm khiến cho việc làm của những kỹ sư thủy lợi trong Ban có môi trường làm việc đặc thù hơn những người lao động khác trong Ban. Nhưng Ban chưa có những biện pháp giúp giảm thiểu những hạn chế này trong công việc của họ. Điều này khiến cho những người lao động đặc thù hơn trong Ban cảm thấy phần nào bất mãn, làm việc không còn hăng say mặc dù đây là bộ phận lao động hơn cả trong Ban với vai trò đảm nhiệm công việc chính của Ban là quản lý, giám sát các công trình, dự án thủy lợi.

Số lượng lao động được bổ sung, tuyển dụng qua các năm là khá ít, nên quy mô nhân lực của Ban thuộc loại vừa và nhỏ nhưng các dự án mà Ban tiếp nhận từ Bộ NN&PTNT tương đối nhiều việc các dự án thực hiện bị chồng chéo thời gian là không thể tránh khỏi. Như vậy, công việc bận bịu, khối lượng công việc của mỗi cá nhân trong tổ chức tăng lên không ít chính từ đây có những áp lực đặt lên người lao động làm cho họ căng thẳng, làm việc gói gọn trong không gian riêng, công việc hoàn thành tương đối nhưng kết quả thực hiện công việc lại chưa được đảm bảo.

Nguyên nhân :

Môi trường làm việc của nhân viên tại công trường chưa có sự cải thiện đáng kể do sự đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng, nâng cấp. Các máy móc thiết bị tại công trường khá nguy hiểm, với độ rủi ro cao. Các biện pháp bảo hộ đối với nhân viên vẫn còn qua loa, chưa được trang bị tốt nhất. Điều này làm cho thái độ đối với công việc của nhân viên trở nên khó khăn hơn. Cho thấy việc học hỏi, tìm hiểu từ các công ty, cơ quan có tính chất công việc tương tự chưa chặt chẽ và thậm chí là thờ ơ.

Ban CPO mặc dù đã có quan tâm và thực hiện những hoạt động nhằm thúc đẩy, gắn chặt tinh thần đồng nghiệp trong công việc nhưng lại chưa chú ý đến việc điều chỉnh khối lượng công việc cho mỗi cá nhân trong tập thể sao cho phù hợp. Nguyên nhân của việc chưa thực hiện được việc này đó là công tác bố trí và phân phối công việc mà Ban tiến hành đạt kết quả không cao dẫn đến tồn tại việc quá tải trong lao động tại Ban.

Lại một lần nữa, hạn chế trong công tác tạo động lực cho người lao động ở phương diện môi trường làm việc mà Ban CPO mắc phải là do thiếu sót trong khâu tìm hiểu, điều tra ý kiến của người lao động đối với điều kiện làm việc của họ trong công việc hàng ngày. Hơn thế, Ban cũng cần đi sâu và tham khả ý kiến, suy nghĩ của người lao động về việc bố trí và phân phối công việc liệu có hợp lí và phù hợp với năng lực, thời gian của người lao động.

Một phần của tài liệu chuyên đ phân tích thực trạng tạo động lực cho người lao động tại các dự án thủy lợi (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w