Trong giai đoạn hiện nay, công tác đào tạo và phát triển đang được các doanh nghiệp quan tâm bởi đào tạo có thể nâng cao trình độ của cá nhân đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho tổ chức mà mình phục vụ. Chi phí cho đào tạo là chi phí lớn nhất, song nó cũng là phương pháp tốt nhất để giữ người lao động và kích thích người lao động làm việc tốt hơn.
Ban CPO đã tích cực mở các lớp đào tạo ngắn hạn đối với các nhân viên mới để có thể bước đầu làm quen đối với công việc và môi trường làm việc. Bên cạnh những lớp đào tạo ngắn ngày thì Ban còn thực hiện cử người tham gia các khóa đào tạo dài hạn cho các nhân viên có thâm niên khác nhau, thường các khóa đào tạo này kéo dài từ 6 tháng đến 8 tháng tại các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Mục đích của các khóa học nhằm giúp người lao động có cơ hội giao lưu và học hỏi nhiều hơn, tiếp tục trau dồi kiến thức. Số người được cử đi đào tạo dài hạn tại Ban chủ yếu trực thuộc trong 6 ban quản lí dự án, cụ thể là các kĩ sư thủy lợi.
Tác giả đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu đào tạo được Ban CPO xác định dựa trên các căn cứ :
• Nhu cầu đào tạo dựa vào yêu cầu của công việc, những thay đổi trong chính sách, quy định của Nhà nước, hoặc cũng căn cứ vào sự thay đổi của khoa học kỹ thuật công nghệ, của sự đổi mới trong chuyên môn nghiệp vụ cần phải đào tạo bổ sung, nâng cao kiến thức cho người lao động có như vậy thì mới đáp ứng được yêu cầu của công việc.
• Số lượng dự án được tiếp nhận của Ban vẫn duy trì ở mức trung bình, nhưng tình hình lao động tại đơn vị qua các năm sẽ có những biến động do một số người lao động được thăng chức, đến tuổi nghỉ hưu, do thuyên chuyển công tác hoặc có những trường hợp với lí do cá nhân mà không thể tiếp tục làm việc tại Ban. Từ đó mà Ban cần có kế hoạch xác định số lượng lao động thiếu hụt thuộc bộ phận nào, ở mức độ chuyên môn nào để thực hiện công tác đào tạo lớp người lao động mới phù hợp và bù đắp, bổ sung vào những vị trí bỏ trống nhằm đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và vẫn đảm bảo được tiến độ công việc với kết quả như mong muốn.
• Nhu cầu đào tạo còn phụ thuộc vào việc các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp mở các khóa đào tạo. Ban CPO phải có sự tìm hiểu về nội dung khóa học và tính toán xác định số lượng người lao động cần thiết tham gia khóa học.
Dựa vào những nhu cầu đào tạo mà Ban CPO sắp xếp và có kế hoạch điều chỉnh để xác định số lượng người lao động được cử đi, cụ thể là cá nhân nào trong Ban, thuộc bộ phận nào sao cho phù hợp với hoàn cảnh, khả năng chi trả chi phí đào tạo của Ban thời điểm đó.
Ban lãnh đạo CPO ký duyệt các kế hoạch đào tạo sau đó phòng Tổ chức – Hành chính sẽ có sự kết hợp với các đơn vị, bộ phận để tiến hành thực hiện công tác đào tạo. Các khóa đào tạo người lao động tham gia có thể là do Ban tổ chức mở lớp đào tạo nội bộ hoặc cũng có thể được Ban CPO tìm hiểu và đăng kí, kết hợp đối với các tổ chức, trung tâm chuyên nghiệp bên ngoài.
Với hình thức đào tạo trong nội bộ tổ chức, hiện nay tại Ban CPO hình thức này được áp dụng chủ yếu cho người lao động và với mục đích là giúp cho người lao động làm quen với môi trường và học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn từ lớp người có thâm niên hơn trong công việc. Thời gian khóa học diễn ra ngắn hạn, trong khoảng từ 1 – 2 tháng. Đối tượng dành cho khóa học này là nhân viên mới tuyển dụng, chưa có kinh nghiệm, môi trường làm việc còn mới mẻ.
• Giáo viên giảng dạy : đối với các khóa học nội bộ này, giáo viên là các cán bộ có trình độ chuyên môn cao đồng thời thâm niên ở mức độ nhất định làm việc tại Ban.
• Thời gian học tập được sắp xếp phù hợp với lịch làm việc, tạo điều kiện cho người lao động đi học đầy đủ và đúng giờ. Địa điểm đào tạo là phòng họp của Ban CPO, đối với các nhân viên có công việc đặc thù như kỹ sư thủy lợi thì địa điểm đào tạo có thể là các cuộc giám sát tại công trường.
• Chương trình nội dung đào tạo được giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy biên soạn sau đó có sự tham khảo ý kiến của những người có thâm niên lâu năm trong nghề. Nhưng tại Ban thường có sự sử dụng lại chương trình học, không có thay đổi qua các năm khiến cho việc giảng dạy mang tính dập khuôn, làm cho có, chưa thực sự nghiêm túc.
Đối với các khóa học tự tổ chức cho nhân viên mới tuyển dụng thì Ban không yêu cầu làm bài thi cuối kì vì đối với Ban đây là quá trình làm quen cho người lao động trẻ trong môi trường làm việc mới, có trải nghiệm thực tế ban đầu cùng Ban CPO.
Với hình thức đào tạo bên ngoài, khi nhận thấy khả năng không thể tự mình tổ chức đào tạo cho người lao động thì Ban đã thực hiện cử người đi học. Nhưng có thể nói tại Ban hình thức đào tạo bên ngoài khá ít, bình quân 2 năm có một khóa học bên ngoài được thực hiện. Công tác đào tạo bên ngoài sau khi được ban lãnh đạo phê duyệt, dưới sự tính toán chi phí cho đào tạo của Phòng Tổ chức – Hành chính cùng phòng Tài chính – Kế toán và sự bàn luận với tổ chức đào tạo thì phòng Tổ chức – Hành chính sẽ có dự toán dự thảo hợp đồng đào tạo trình lên lãnh đạo Ban CPO phê duyệt. Xác định đối tượng đào tạo phù hợp với khóa học : thâm niên, kiến thức, phẩm chất…; xác định số lượng được đào tạo dựa trên nhu cầu đào tạo và tình hình hoạt động của Ban CPO lúc đó. Các nhân viên tham gia khóa đào tạo học tập đến cuối khóa học tham gia thi và sẽ nhận được bằng, chứng chỉ do trung tâm đào tạo cấp.
Về mặt chi phí đào tạo, Ban tùy từng khóa học mà có sự cân chỉnh. Hầu như các khóa học đào tạo bên ngoài, Ban sẽ chịu trách nhiệm trả 100% nhưng có người lao động có nguyện vọng tham gia khóa học, Ban sẽ hỗ trợ 50% chi phí học tập.
Bảng 2.8: Kết quả đào tạo của Ban quản lí Trung ương các Dự án thủy lợi
giai đoạn 2010 – 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013
Số khóa đào tạo Khóa 2 3 3 2
Số người được đào tạo Người 6 12 9 4
Lao động thuộc phòng chuyên môn nghiệp vụ
Người 1 4 0 1
Lao động thuộc các ban QLDA (1-6)
Người 5 8 9 3
( Nguồn : Phòng Tổ chức – Hành chính ).
Hầu như đối tượng đào tạo thuộc các phòng Ban quản lí dự án (1-6), và khóa đào tạo diễn ra cho người lao động mới tuyển tại Ban. Số lượng người được đi tham gia đào tạo tại trung tâm chuyên nghiệp thường bình quân 2 năm 1 lần. Chưa có khóa đào tạo nước ngoài nào đối với nhân viên tại Ban, mặc dù đặc thù công việc của Ban đòi hỏi trình độ chuyên môn phải không ngừng học hỏi từ các nước phát triển nhưng Ban chưa thực sự có những hành động nhằm tạo điều kiện phát triển nhân lực ra bên ngoài nhiều hơn.
Bảng 2.9 : Đánh giá công tác đào tạo, phát triển nhân lực tại Ban CPO
Đơn vị : % Mức Chỉ tiêu Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến rõ ràng Gần như đồng ý Hoàn toàn đồng ý Tổng
Rất hài lòng với công tác đào tạo 9,62 48,08 11,54 25 5,77 100
Đối tượng cử đi đào tạo là chính xác 1,92 34,61 21,15 40,38 1,92 100
Nội dung đào tạo cung cấp những kiến
thức, kỹ năng đáp ứng mong đợi 36,54 34,61 13,46 13,46 1,92 100
Hình thức đào tạo đa dạng 50 28,85 19,23 3,85 0 100
nhằm đáp ứng yêu cầu công việc
Những kiến thức, kỹ năng tôi được đào tạo giúp ích nhiều cho công việc hiện tại và tương lai
15,38 34,61 13,46 30,76 5,77 100
(Nguồn : Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại Ban quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi)
Kết quả khảo sát động lực lao động cho người lao động tại Ban CPO đã cho thấy thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua việc đào tạo và phát triển nhân lực không những không mang lại hiệu quả mà phần nào khiến cho những bất mãn của người lao động ngày một tăng. Có tới 48,08% người lao động không hài lòng và 9,62% người lao động hoàn toàn không hài lòng về công tác đào tạo mà Ban CPO thực hiện. Trong khi đó chỉ có 30% người lao động hài lòng với công tác đào tạo. Người lao động cảm thấy không hài lòng đối với chế độ phát triển nhân lực hầu như là do nội dung đào tạo không đáp ứng đầy đủ kiến thức như mong muốn của người lao động (chiếm 71%) và hình thức đào tạo chưa phù hợp (chiếm 78%) , những kiến thức đào tạo không có ích nhiều cho công việc trong tương lai của người lao động (chiếm gần 51%). Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy người lao động tương đối hài lòng về đối tượng mà Ban cử đi đào tạo, có tỷ lệ là 43% song vẫn còn có tới hơn 35% không đồng ý với đối tượng mà Ban CPO cho tham gia các khóa học tập. Như vậy, công tác đào tạo tại Ban CPO chưa được tiến hành tốt, đặc biệt là nội dung đào tạo, hình thức đào tạo không được thực hiện nghiêm túc, gây nên nhiều ý kiến tiêu cực trong lòng người lao động. Từ đây mà động lực của người lao động không được thúc đẩy, công tác đào tạo vẫn còn tương đối vấn đề cần giải quyết để nâng cao hơn nữa tinh thần làm việc và hoàn thiện bản thân.
Đánh giá tạo động lực cho người lao động thông qua công tác đào tạo
Ưu điểm của công tác đào tạo : Ban CPO nhìn nhận tầm quan trọng của chất
lượng lao động đối với sự nghiệp, phát triển của tập thể mà với việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực đã có sự quan tâm. Thể hiện ở các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn; nội bộ hoặc bên ngoài. Không chỉ đem lại lợi ích cho Ban mà còn đem lại lợi ích cho bản thân người lao động giúp họ trau dồi và khẳng định năng lực của bản thân.
Nhược điểm của công tác đào tạo : mặc dù Ban đã có đầu tư vào mở các khóa
đào tạo nhằm giúp cho nhân viên mới được học hỏi, trau dồi thêm và bước đầu làm quen với cồn việc nhưng hầu như là các lớp đào tạo ngắn ngày do những người có kinh nghiệm chịu trách nhiệm hướng dẫn. Lượng khóa học dài hạn cho nhân viên tại các lớp học bên ngoài (trong nước, nước ngoài) với đối tượng không chỉ là nhân viên mới mà cho cả nhân viên với kinh nghiệm 1 năm vẫn còn quá ít có năm còn không có.
Công tác đào tạo đối với người lao động tại Ban gặp phải hạn chế đó là Ban chưa xây dựng được chỉ tiêu cụ thể để lựa chọn đối tượng được đào tạo. Việc cử đi đào tạo còn mang tính chủ quan, hoàn toàn do người lãnh đạo cân nhắc lập danh sách và cử người lao động dựa trên kết quả thực hiện công việc của người lao động thời điểm đó, nội dung khóa học. Điều này dẫn đến người tham gia đào tạo được cử đi phần nhiều mang tính chất thay phiên. Nhưng có trường hợp người lao động phải tham gia đào tạo do chỉ thị, yêu cầu của lãnh đạo. Như vậy, có một số người lao động có nguyện vọng muốn tham gia thì lại không được Ban xem xét.
Việc đánh giá kết quả thực hiện công tác đào tạo còn mang tính chất liệt kê, thành tích là chủ yếu. Hầu như chưa phản ánh được chất lượng của các khóa đào tạo, có lẽ việc đánh giá chỉ dừng lại ở việc xác định được đã tổ chức được bao nhiêu khóa đào tạo, bao nhiều người được đào tạo, bao nhiêu người đạt trong khóa học,…
Nguyên nhân:
Nguồn đầu tư cho công tác đào tạo chưa được chú trọng đồng thời Ban CPO chưa có sự tìm hiểu thông tin cụ thể đối với các lớp, khóa đào tạo chuyên môn cho nhân viên của Ban tại các trung tâm chuyên môn trong và ngoài nước. Các hoạt động đào tạo tại Ban được tổ chức nhưng chưa chặt chẽ, các khóa học cho nhân viên mới còn khá sơ sài và thực hiện trong khoảng thời gian ngắn chỉ nhằm mục đích bước đầu làm quen với môi trường tại Ban cho nhân viên mới bởi quan điểm rằng bước tuyển dụng đã khắt khe và chọn lọc được người có khả năng, trình độ cao vào công tác tại Ban.
Công tác đào tạo chưa có bước đi sâu tìm hiểu nhu cầu cuả người lao động. Chính bởi hạn chế này mà việc có người lao động được tham gia nhưng không muốn hoặc không thể tham gia do lí do cá nhân, ngược lại có những lao động muốn được học tập, tham gia đào tạo thì lại không được cử đi học. Ban CPO chưa có cái nhìn toàn diện trong việc xác định nguyện vọng, mong muốn của người lao động đối với đào tạo dẫn đến những tồn tại trong công tác tạo động lực thông qua đào tạo, phát triển lao
động. Những tồn tại này tạo cho người lao động đôi khi cảm thấy không công bằng, ban lãnh đạo chưa thực sự tạo cơ hội cho những cá nhân còn thiếu sót trong công việc hoàn thiện bản thân.
Hạn chế trong việc đánh giá chất lượng đào tạo tại Ban mắc phải là do Ban chỉ dừng lại ở việc tổng hợp kết quả học tập, bằng cấp, chứng chỉ mà học viên đạt được sau khóa học. Còn trong thực tế, việc đánh giá cần được tiến hành bằng cách xác định liệu người lao động có nâng cao kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào công việc, kết quả thực hiện công việc có cải thiện hay không. Đây là việc mà Ban CPO chưa làm được. Thêm vào đó, việc đánh giá còn được xác định dựa vào việc liệu nội dung khóa đào tạo có phù hợp, đạt yêu cầu hay không. Ban cần có những bước nhằm điều tra ý kiến của người lao động về chất lượng của khóa đào tạo so với nhu cầu học tập của họ.