Kế toán TSCĐ theo chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS)

Một phần của tài liệu kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị phúc yên (Trang 52 - 54)

- Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của

2.4. Kế toán TSCĐ theo chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS)

2.4.1 . Chuẩn mực quốc tế về kế toán(IAS 16)

Theo IAS 16 TSCĐ hữu hình được quy định như sau:

Kế toán ban đầu TSCĐ: Nhà xưởng máy móc thiết bị thỏa mãn điều kiện để

hạch toán là tài sản được kế toán ghi nhận ban đầu theo nguyên giá.

Kế toán trao đổi TSCĐ: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,

doanh nghiệp có thể sử dụng TSCĐ hiện có để trao đổi lấy TS khác.

Kế toán phát sinh sau ghi nhận ban đầu trong quá trình sử dụng TSCĐ: Các

khoản chi phí có liên quan đến tài sản sẽ được ghi tăng giá trị kế toán của tài sản nếu xác định chắc chắn các chi phí đó sẽ làm tăng lợi ích kinh tế mà tài sản mang lại cho doanh nghiệp.

Kế toán đánh giá lại TSCĐ: Kế toán phải ghi nhận mọi biến động về giá trị

của TSCĐ sau khi doanh nghiệp đánh giá lại tài sản. Nếu giá trị kế toán của tài sản tăng sau đánh giá thì giá trị gia tăng được ghi tăng vốn chủ sở hữu hoặc được hạch toán vào thu nhập để bù trừ phần giảm giá của giá trị tài sản do đánh giá lại trước đây đã ghi vào chi phí. Nếu giá trị kế toán của TSCĐ giảm sau đánh giá thì phần giá trị bị giảm của TS được hạch toán vào chi phí hoặc được bù trừ vào khoản giá trị gia tăng do đánh giá lại trước đó đã được kế toán ghi nhận tăng vốn chủ sở hữu( ghi giảm vốn chủ sở hữu tối đa bằng số đã ghi tăng).

Kế toán khấu hao TSCĐ: Giá trị khấu hao TSCĐ hữu hình được phân bổ một

cách có hệ thống trong thời gian sử dụng có ích của tài sản. Khi kế toán khấu hao, giá trị của tài sản được ghi giảm vì lợi ích kinh tế của tài sản đem lại được doanh nghiệp sử dụng. Trong quá trình sử dụng TSCĐ, nếu có sự thay đổi đáng kể trong

cách sử dụng các tài sản để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thì cần phải có phương pháp tính khấu hao mới để thể hiện sự thay đổi đó.

Kế toán chấm dứt sử dụng và thanh lý:Một TSCĐ hữu hình được xóa bỏ khỏi bảng cân đối kế toán sau khi thanh lý, hay chấm dứt sử dụng chúng nếu xác định chắc chắn không còn lợi ích kinh tế nào còn có thể thu được từ tài sản khi thanh lý. Mọi khoản lỗ, lãi phát sinh trong việc chấm dứt sử dụng và thanh lý sẽ được kế toán ghi nhận như một khoản thu nhập hay một khoản chi phí. Đối với TSCĐ đã chấm dứt sử dụng và thanh lý được kế toán ghi theo giá trị thấp nhất giữa giá trị kế toán và giá trị thực hiện ròng của tài sản.

Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính: Trong các báo cáo tài chính

doanh nghiệp lập cần có sự trình bày thông tin cụ thể, chi tiết về tình hình hiện có và tình hình sử dụng các TSCĐ. Các thông tin được trình bày bao gồm các số liệu cụ thể về tài sản và những giải trình của nhà quản lý về tình hình sử dụng tài sản, để từ đó có những nguời sử dụng báo cáo tài chính có thể phân tích đánh giá về thực trạng và tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp một cách đúng đắn.

2.4.2. Chuẩn mực quốc tế về kế toán(IAS 38)

Tương tự như chuẩn mực IAS 16 , chuẩn mực kế toán IAS 38 có những quy định sau:

Đánh giá tài sản: Một TSCĐ vô hình được hạch toán như một tài sản chỉ khi

chi phí cho tài sản đó của doanh nghiệp có thể được đánh giá một cách tin cậy. Trường hợp mua sắm tài sản riêng lẻ, việc xác định tài sản vô hình được đánh giá theo thỏa thuận giữa người bán và doanh nghiệp. Trường hợp mua bán tài sản vô hình trong một nghiệp vụ kinh doanh hợp nhất kinh doanh, việc xác định TSCĐ vô hình có thể được tiến hành bằng cách phân bổ chi phí mua sắm cho tài sản vô hình thông qua tham khảo giá trị tương đương của chúng hoặc được thỏa thuận riêng. Nếu chi phí cho một tài sản vô hình không thể được đánh giá riêng biệt có đọ tin cậy cao thì tài sản đó không được hạch toán như một tài sản riêng biêt.

Kế toán TSCĐ vô hình: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có phát

sinh đến chi phí có liên quan có liên quan đến mua sắm hoặc phát triển một khoản mục vô hình nếu các chi phí thỏa mãn khái niệm vee tài sản vô hình. Nếu các chi phí có liên quan đến một khoản mục vô hình mà ban đầu đã hạch toán vào chi phí thì sẽ không được hạch toán như một tài sản trong các kỳ tiếp theo dù thỏa mãn khái niệm và điều kiện hạch toán tài sản. Mặt khác, trong quá trình sử dụng TSCĐ vô hình nếu có các khoản chi phí phát sinh liên quan đến tài sản đó mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thì chi phí đó sẽ phải được cộng thêm vào giá trị của tài sản vô hình.

Khấu hao: Đối với TSCĐ vô hình, thời gian khấu hao tối đa là 20 năm kể từ

ngày tiến hành hạch toán ban đầu, trừ trường hợp tài sản vô hình có những bằng chứng đáng tin cậy để chứng minh thời gian sử dụng hữu ích của tài sản vượt quá 20 năm hoặc tài sản vô hình đó không được tách biệt với một tài sản hữu hình có thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn 20 năm.

Kế toán chi phí nghiên cứu, phát triển: Chi phí nghiên cứu phát triển là các

chi phí doanh nghiệp đã chi ra phục vụ quá trình nghiên cứu, phát trienr doanh nghiệp . Chi phí phát triển được hạch toán như một tài sản phải được khấu hao. Do trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn có sự lạc hậu về mặt công nghệ và kinh tế , mặt khác khó dự đoán các khoản chi phí và doanh thu trong tương lai xa của các sản phẩm mới hoặc quy trình sản xuất mới nên thời gian khấu hao của chi phí phát triển có thể không quá 5 năm. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nếu giá trị kế toán của khoản mục tài sản chi phí nghiên cứu phát triển không còn thỏa mãn điều kiện chuẩn hạch toán như một tài sản thì tài sản được xóa khỏi bảng cân đối kế toán và được hạch toán như một khoản chi phí tại niên độ kế toán.

Một phần của tài liệu kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị phúc yên (Trang 52 - 54)