Kế toán TSCĐHH và TSCĐVH trong doanh nghiệp đòi hỏi phải tuân thủ quy định của chuẩn mực số 03 - VAS 03 Và chuẩn mực số 04 - VAS 04. Có thể khái quát qui định của chuẩn mực này trên các nội dung sau:
2.2.1. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. - TSCĐHH thường là bộ phận chủ yếu
chính của doanh nghiệp vì vậy việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐHH hay là một khoản chi phí SXKD trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Theo đoạn 06 của chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam - VAS 03 và VAS 04 Quy định rõ các tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ phải thoả mãn đồng thời tất cả 04 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó: sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích kinh tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế mà TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp có thể là làm tăng doanh thu, tăng sản lượng, tăng chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung cấp, giảm chi phí sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ... Để bảo đảm cho sự chắc chắn này thì doanh nghiệp phải dựa trên những bằng chứng hiện có tại thời điểm ghi nhận ban đầu và phải chịu mọi rủi ro liên quan.
b. Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy: Nguyên giá TSCĐ được xác định trên cơ sở là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Có nhiều nguốn, nhiều cách thức để hình thái để có cách xác định riêng. Nhưng dù là cách xác định nào thì để đảm bảo tính tin cậy trong việc xác định nguyên giá TSCĐ cũng tuỳ vào từng nguồn hình thành để có cách xác định riêng. Tất cả những chi phí mà doanh nghiệp đã chi trả để có được TSCĐ đều cần phải có hoá đơn và bộ chứng từ thanh toán rõ ràng, hợp pháp. Nếu TSCĐ có được là do trao đổi, biếu tặng, điều chuyển thì phải có các biên bản định giá tài sản, thoả thuận giữa các bên về giá trị tài sản để là căn cứ chính khi tính nguyên giá của tài sản.
c. Thời gian sử dụng ước tính 1trên năm: TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp, vì vậy đặc điểm quan trọng nhất của TSCĐ là phải tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD của doanh nghiệp. Chu kỳ SXKD của doanh nghiệp thường là 1 năm tài chính, vì vậy thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ phải trên 1 năm có như vậy mới phù hợp với đặc điểm của TSCĐ và cũng là điều kiện để TSCĐ có thể đem lại lợi ích kinh tế rõ ràng trong tương lai cho doanh
nghiệp từ việc sử dụng tài sản. Đây cũng là tiêu chuẩn để phân biệt TSCĐ với các tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp.
d. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành: Tiêu chuẩn giá trị của TSCĐ được thay đổi theo quy định tại các Quyết định của Bộ tài chính về TSCĐ qua các thời kỳ. Ví dụ tại Quyết định 166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 quy định mức giá trị tối thiểu của TSCĐ là 5.000.000 đồng và hiện nay theo Quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 và Thông tư số 203/2009/TT-BTC ban hành ngày 20/10/2009 là 10.000.000 đồng trở lên (Thay thế QĐ 206/2003/QĐ/BTC ). - Theo VAS 04: Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐVH. Chi phí phát sinh để tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng không hình thành TSCĐVH vì không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận trong chuẩn mực này mà tạo nên lợi thế thương mại từ nội bộ DN. Lợi thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp Không được ghi nhận là tài sản vì nó không phải là nguồn lực có thể xác định, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được.
Khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp với giá trị thuần của doanh nghiệp ghi trên BCTC được xác định tại một thời điểm không được ghi nhận là TSCĐVH do doanh nghiệp kiểm soát.
Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐVH.
2.2.2 Ghi nhận TSCĐHH, TSCĐVH
TSCĐHH phải được ghi nhận ban đầu:Theo nguyên giáTSCĐHH trong
doanh nghiệp có thể được hình thành theo nhiều phương thức và từ nhiều nguồn khác nhau. Tuỳ vào từng hình thức đầu tư để có được TSCĐHH thì nguyên giá của TSCĐHH sẽ được xác định theo từng nội dung cụ thể, nhưng dù là được hình thành theo phương thức nào thì nguyên giá TSCĐHH vẫn phải được xác định dựa trên nguyên tắc: Nguyên giá TSCĐHH là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi trả để có được TSCĐHH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng .
Ghi nhận chi phí của TSCĐVH: Theo chuẩn mực kế toán số 04 ( VAS-04): Chi phí liên quan đến TSCĐVH phải được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐVH hình thành trong quá trình sát nhập doanh nghiêp có tính chất mua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐVH thì chi phí đó hình thành một bộ phận của lợi thế thương mại vào ngày quyết định sát nhập doanh nghiệp.
2.2.3 Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Đối với TSCĐHH: - Trong quá trình sử dụng TSCĐHH do hao mòn tự nhiên và
hao mòn vô hình mà giá trị và giá trị sử dụng của tài sản bị giảm xuống, TSCĐHH sẽ có thể bị hỏng hóc, hoặc bị lỗi thời… điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy để đảm bảo và đôi khi là nâng cao giá trị sử dụng của TSCĐHH, thì doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp, thay thế bộ phận TSCĐHH. Những chi phí phát sinh từ các hoạt động này sẽ được ghi nhận theo từng trường hợp.
Trường hợp các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐHH chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó, hay chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản thì sẽ được ghi tăng nguyên giá của TSCĐHH. Cụ thể là trong những trường hợp sau đây: a. Thay đổi bộ phận của TSCĐHH làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng.