Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 88)

, tỉnh Quảng Ninh

3.2.2.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Từ các biện pháp công tác chủ nhiệm lớp ở các trƣờng

, tôi xây dựng mối quan hệ giữa các biện pháp theo từng cặp nhóm biện pháp để thấy sự tƣơng tác bổ trợ trong quá trình thực hiện. Bốn biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau:

* Biện pháp 1 và biện pháp 2:

- Biện pháp 1 là điều kiện để biện pháp 2 đƣợc thực hiện có hiệu quả, bởi vì nếu GVCN không đƣợc nâng cao nhận thức và năng lực thì dù có đƣợc tạo điều kiện thuận lợi hơn cũng không thể quản lý, giáo dục học sinh đáp ứng đƣợc các yêu cầu đang đặt ra.

- Ngƣợc lại, biện pháp 2 có ảnh hƣởng tích cực đối với biện pháp 1. Khi đƣợc tạo các điều kiện thuận lợi, GVCN sẽ tham gia tập huấn và tự tập huấn đạt kết quả cao hơn

* Biện pháp 1 và biện pháp 3:

- Biện pháp 1 là điều kiện để thực hiện biện pháp 3 vì nó không những nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ GVCN mà còn nâng cao nhận thức, năng lực cho lực lƣợng giúp Hiệu trƣởng kiểm tra công tác chủ nhiệm. Mặt khác, các kiến thức và kỹ năng tập huấn còn có vai trò là căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm.

- Ngƣợc lại, việc kiểm tra công tác chủ nhiệm có tác dụng thúc đẩy việc tập huấn và tự tập huấn của GVCN tích cực.

* Biện pháp 1 và biện pháp 4:

- Biện pháp 1 là điều kiện để thực hiện biện pháp 4 một cách tích cực và hiệu quả. Ngƣời GVCN chỉ có thể tham gia thi đua tích cực và đạt kết quả tốt khi họ đƣợc nâng cao nhận thức và năng lực. Các kiến thức, kỹ năng tập h là nội dung thi đua, căn cứ đánh giá thi đua.

- Ngƣợc lại, thực hiện biện pháp 4 có hiệu quả sẽ không chỉ khích lệ GVCN vƣơn lên trong công tác chủ nhiệm mà còn khích lệ tính tích cực trong tập huấn và tự tập huấn của họ. Mặt khác, thực hiện tốt công tác thi đua sẽ có đội ngũ GVCN nhiệt tình, có năng lực làm cốt cán trong việc tập huấn.

* Biện pháp 2 và biện pháp 3:

- Kiểm tra là để nắm tình hình và đôn đốc để việc thực hiện công việc đạt đƣợc mục đích. Do vậy, nếu không tạo các điều kiện thuận lợi cho GVCN thì kiểm tra, đôn đốc cũng không thể thúc đẩy công tác của GVCN đạt hiệu quả cao đƣợc. Việc kiểm tra đôn đốc khi đó chỉ tạo thêm áp lực đối với GVCN. Mặt khác, một bộ phận lớn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra lại chính là các GVCN. Nếu không đƣợc tạo điều kiện thuận lợi thì các GVCN đó sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện kiểm tra. Nhƣ vậy, biện pháp 2 có vai trò nhƣ là điều kiện của biện pháp 3.

- Ngƣợc lại, kiểm tra có tác dụng thúc đẩy GVCN khai thác, phát huy các điều kiện thuận lợi trong công tác chủ nhiệm.

* Biện pháp 2 và biện pháp 4:

- Biện pháp 2 là điều kiện để thực hiện biện pháp 4 có hiệu quả. Các GVCN chỉ có thể thi đua tích cực và có hiệu quả khi đƣợc tạo các điều kiện thuận lợi và không bị áp lực công việc nặng nề.

- Ngƣợc lại, thực hiện biện pháp 4 có tác dụng thúc đẩy GVCN khai thác, phát huy các điều kiện thuận lợi để đạt kết quả cao trong công tác chủ nhiệm.

* Biện pháp 3 và biện pháp 4:

- Kết quả kiểm tra là căn cứ đánh giá thi đua. Hơn nữa, kiểm tra còn có tác dụng thúc đẩy thi đua.

- Ngƣợc lại, nếu không thực hiện tốt công tác thi đua khen thƣởng thì sẽ không có đƣợc đội ngũ đông đảo GVCN nhiệt tình, có năng lực tốt tham gia lực lƣợng kiểm tra.

Nhƣ vậy, các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng từng đôi một. .

3.3. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp đƣợc đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 86 - 88)