Khuyến nghị:

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 57 - 63)

III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

5.3Khuyến nghị:

5. Các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường Pháp

5.3Khuyến nghị:

Các nhà sản xuất Việt Nam nên thiết lập quan hệ kinh doanh lâu dài với khách hàng, tránh phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác bằng cách tập trung sản xuất hàng chất lượng cao, dịch vụ tốt, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng và có nét đặc trưng riêng của sản phẩm. Việt Nam không nên chỉ tập trung vào sản xuất hàng may mặc giá rẻ mà phải chú trọng phát triển hàng may mặc đa dạng về chủng loại, hợp thời trang, nhiều mức giá…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người Pháp. Ngoài ra, chúng ta phải không ngừng tìm kiếm và nắm bắt thông tin, hiểu biết về tập quán, sở thích, luật pháp của Pháp để có thể ngày càng mở rộng thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại nước này, nơi được mệnh danh là kinh đô thời trang của thế giới (Paris).

2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC KINH DOANH PHÙ HỢP

Thị trường Châu Âu nói chung và thị trường nước Pháp nói riêng không phải là một thị trường quá xa lạ với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam. Tuy nhiên, do những khác biệt về văn hóa, kinh tế, trình độ công nghệ cũng như là những hạn chế trong việc nắm bắt thông tin thị trường quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, nên cho đến bây giờ thị phần của các doanh nghiệp này tại Pháp là còn khá hạn chế.

Khi một nhà sản xuất ở Việt Nam chuẩn bị thâm nhập vào thị trường Pháp, doanh nghiệp phải thông hiểu những yêu cầu thâm nhập thị trường của đối tác kinh doanh và của Chính phủ Pháp đưa ra. Những yêu cầu mang tính pháp lý thông qua nhãn hiệu, mã số và hệ thống quản lý(Nhãn hiệu phải chỉ rõ thành phần của chất liệu, nước xuất xứ, nói chung các yếu tố này không mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, phải xác định rõ nước xuất xứ vì nếu không có hướng dẫn nhãn hiệu, người tiêu dùng có nguy cơ nhận định sai xuất xứ của sản phẩm).

Những yêu cầu về môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, và các vấn đề xã hội. Doanh nghiệp cần tuân thủ luật pháp Pháp và những yêu cầu không mang tính pháp lý khác mà các đối tác ở Pháp có thể yêu cầu.

Chúng ta phân tích một số thuận lợi cũng như một số khó khăn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường Pháp để đưa ra một số lời khuyến dụ về một số phương thức tiếp cận Pháp một cách có hiệu quả nhất. Thuận lợi khi xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Pháp:

• Đặc điểm của thị trường Pháp là nhiều thị trường "ngách" có mức sống và nhu cầu đối với hàng may mặc rất đa dạng, từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phần của Việt Nam.

• Mặc dù kinh tế thế giới khủng hoảng, nhưng thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang bị mất uy tín tại nhiều nơi nói chung và ở Pháp nói riêng, đó là thời cơ cho xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam.

• Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tính chung 10 tháng đầu năm 2008, dệt may của các nước trên thế giới đều có chỉ số xuất khẩu âm, duy nhất Việt Nam duy trì được ở mức 21%, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của hàng dệt may là khá cao trên thị trường thế giới nói chung và ở Pháp nói riêng (Việt

Nam có lợi thế lao đông dồi dào trong lĩnh vực sản xuất áo khoác, giá nhân công rẻ, người lao động được đào tạo có trình độ cao, sản phẩm chất lượng tốt...).

• Khung pháp lý về thị trường Pháp đã mở hoàn toàn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tất cả hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp đều không bị áp hạn ngạch.

• Vào thời điểm này khi mà nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh cùng với thu nhập người dân ngày càng tăng cao thì tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh của ngành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam càng được khẳng định.

• Hàng loạt các tập đoàn nước ngoài chuyển hướng đầu tư vào sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn từ Pháp, sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển liên tục của ngành trong những năm tiếp theo...

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Pháp còn gặp những khó khăn sau:

• Khủng hoảng tài chính ở Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến sản phẩm may mặc của các nước châu Á xuất khẩu vào thị trường các nước EU giảm mạnh, trong đó có Việt Nam. Với diễn biến xấu đi của thị trường toàn cầu nói chung và Pháp nói riêng, tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc năm 2009 - 2010 của Việt Nam sang Pháp sẽ rất khó khăn. Người Pháp sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn đối với hàng tiêu dùng.

• Việc tiếp tục thắt chặt tín dụng của các ngân hàng tại Pháp sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu không có tiền trả cho doanh nghiệp ngay khi nhận hàng như trước đây, khách hàng chuyển sang yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu hàng

may mặc Việt Nam cho trả chậm sau khi bán được hàng hoặc ngưng đặt hàng, gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

• Thuận lợi về giá của các sản phẩm hàng may mặc sẽ không còn, giá hàng hóa tiếp tục đứng ở mức thấp do nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại Pháp giảm.

• Việt Nam đang bị thiếu hụt lớn về nguyên vật liệu và các sản phẩm phụ trợ. Hiện nay, các nguyên vật liệu cho ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là điều rất bất lợi cho hàng may mặc của Việt Nam khi phải cạnh tranh với Trung Quốc tại thị trường Pháp và EU.

• Tỷ giá EUR biến động như hiện nay sẽ là bất lợi cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Pháp. Các mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là gia công. Nếu xuất khẩu sang EU và Pháp, các doanh nghiệp thường nhập khẩu bằng USD, trả các chi phí khác bằng VNĐ và bán vào thị trường sử dụng EUR. Hiện đồng USD đang tăng giá so với EUR, sức ép giảm giá EUR càng lớn. Như vậy, chi phí sản xuấtcủa doanh nghiệp sẽ tăng trong khi doanh thu thì khó tăng.

• Liên minh các nhà công nghiệp dệt may Pháp (Union des Industries Textiles - UIT) đã ra khuyến cáo kêu gọi các cơ quan chức năng đề ra Kế hoạch hành động 2009 để tăng cường kiểm tra đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Pháp. UIT cũng yêu cầu thành lập nhóm làm việc để thực thi Kế hoạch này. UIT cho rằng cần phải kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn nữa các mặt hàng dệt may. Ngoài ra, họ cũng cho rằng cần tăng cường kiểm tra tại các điểm bán hàng để xem chất lượng hàng hóa có phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu hay không; đặc biệt, về hàm lượng nickel trong phụ liệu hay hàm lượng ftalamit trong các mặt hàng áo khoác dành cho trẻ em...

Với nguồn vốn đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp dệt may trong nước còn hạn chế và kinh nghiệm và mối quan hệ với các đại lý ở Pháp chưa thật sự nhiều thì phương thức kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện tại sang Pháp vẫn là xuất khẩu thông qua đại lí bán hàng, nhà phân phối hoặc mở chi nhánh.

a. Xuất khẩu thông qua đại lý và nhà phân phối.

Đại lý bán hàng làm việc với các nhà bán lẻ và người tiêu dùng để quảng bá cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Hoa hồng đại lý cho hàng may mặc và phụ kiện thời trang ở Pháp khoảng 15 - 20%, và các đại lý sẽ thường yêu cầu được làm đại diện độc quyền.

Nhà phân phối mua sản phẩm từ nhà sản xuất, sau đó thêm 30 - 40% vào giá để bao gồm hoa hồng, rủi ro tín dụng, dịch vụ sau bán hàng, và chi phí duy trì hàng tồn nhằm đáp ứng những đơn đặt hàng số lượng nhỏ. Thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu thường được trả bởi nhà phân phối.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư kinh doanh tai Pháp cần chú ý đến các kênh phân phối tại đây.

Kênh phân phối thích hợp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam là các công ty

thương mại nhập khẩu (Importing trading companies) và các nhà sản xuất nhập khẩu (importing manufacturers).

Phương thức xuất khẩu thông qua đại lý bán hàng hay nhà phân phối có các đặc điểm sau :

Ưu điểm:

- Doanh nghiệp không cần đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thương mại ở nước ngoài, mà vẫn có thể thâm nhập sâu và rộng vào thị trường khu vực thế giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triễn thương hiệu và thị phần ở nước ngoài. Hạn chế:

- Nếu không am hiểu tường tận đối tác nhận đại lý hoặc không ký hợp đồng đại lý chặt chẽ dễ bị chiếm dụng vốn hoặc mất vốn và giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài rất phức tạp

b. Doanh nghiệp còn có thể mở chi nhánh tại Pháp để kinh doanh. Hình thức này có các đặc điểm:

- Ưu điểm:

Công ty có khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tinh chế sản phẩm để xuất khẩu với giá cao và tìm mọi cách để giảm chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu để thu được nhiều lợi nhuận.

Đối với những công ty lớn,chất luợng sản phẩm có uy tín lớn với phương thức mở chi nhánh tại nước ngoài bảo đảm cho công ty đẩy mạnh xâm nhập thị trường thế giới để trở thành công ty xuyên quốc gia hoặc đa quốc gia, và cái thu đuợc chẳng những là lợi nhuận mà vốn vô hình, đó là nhãn hiệu,biểu tựong của công ty ngày càng tăng cao.

- Hạn chế:

- Chi phí kinh doanh cao cho tiếp thị, tìm kiếm khách hàng. - Vốn kinh doanh lớn

- Đòi hỏi phải có thưong hiệu, mẫu mã, kiếu dáng công nghiệp riêng.

- Rủi ro trong xuất khẩu nhiều hơn so với phương thức gia công xuất khẩu vì mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu đều do doanh nghiệp xuất khẩu tự lo.

c. Mô hình nhượng quyền thương mại và các tập đoàn mua hàng (buying groups)

rất phát triển tại Pháp. Ưu đi ểm:

- Giảm thiểu chi phí vận chuyển và hậu cần. - Không chịu chi phí phát triển, rủi ro thấp.

- Công ty không bỏ nguồn lực vào thị trường Pháp vốn không quen thuộc. Nhược điểm:

- Tạo đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 57 - 63)