2 Các loại hình cạnh tranh trong ngành may mặc:

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 49 - 51)

III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

1. 2 Các loại hình cạnh tranh trong ngành may mặc:

1.2.1 - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: - Cạnh tranh giữa người bán và người mua

Là một cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt. Trên thị trường người bán muốn bán sản phẩm của mình với giá cao nhất, nhưng người mua lại muốn mua hàng hoá với giá thấp nhất có thể. Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá cả thống nhất giữa người bán và người mua sau một quá trình mặc cả với nhau. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau

Là cuộc cạnh tranh dựa trên sự cạnh tranh mua. Khi số lượng hàng hoá bán ra (cung) nhỏ hơn nhu cầu cần mua của người mua (cầu) tức là hàng hoá khan hiếm thì cuộc cạnh tranh trở nên quyết liệt, giá cả sẽ tăng lên vì người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá cần mua.

Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, thủ tiêu lẫn nhau để giành khách hàng và thị trường, cuộc cạnh tranh dẫn đến là giá cả giảm xuống và có lợi cho thị trường. Trong khi đó đối với những doanh nghiệp khi tham gia thị trường không chịu được sức ép sẽ phải bỏ thị trường, nhường thị phần của mình cho các doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh hơn.

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành may mặc trên trị trường nước Pháp

Là một cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành may mặc với nhau, cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch bằng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm cho giá trị hàng hoá may mặc do doanh nghiệp sản xuất ra nhỏ hơn giá trị xã hội. Kết quả cuộc cạnh tranh này làm cho kỹ thuật sản xuất phát triển hơn.

- Cạnh tranh giữa các Công ty, Doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc nước ngoài với các công ty, doanh nghiệp may mặc của Pháp

Ở các nước đang phát triển, tận dụng lợi thế nhân công rẻ, có tiềm năng phát triển ngành may mặc (như Trung Quốc, Việt Nam..) nên hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU nói chung và Pháp nói riêng luôn ở mức khá cao, điều này gây áp lực lớn đối với ngành sản xuất hàng may mặc trong nước của Pháp.

1.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành may mặc tại thị trường Pháp

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất.

Dù phân tích đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp lại tiến hành quá trình phân tích này một cách thiếu hệ thống. Thay vì vậy, họ vận hành dựa trên cái gọi là “ấn tượng, phỏng đoán, và trực giác thu thập được từ những mẩu tin nhỏ về đối thủ

cạnh tranh mà mỗi trưởng phòng hay nhận được”. Kết quả là những phương pháp thu thập thông tin truyền thống này đặt nhiều doanh nghiệp vào những điểm mù nguy hiểm trong cạnh tranh do thiếu một hệ thống phân tích cạnh tranh triệt để.

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w