Nhà cung cấp:

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 39 - 42)

III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

1.Nhà cung cấp:

Khi xem xét áp lực từ nhà cung cấp ta xem xét các vấn đề chủ yếu sau:

- Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực

cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

- Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).

- Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.

Với những đặc trưng vốn có của mình, ngành may mặc cần rất nhiều nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác để phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó là những nguyên liệu chính như vải với nhiều chủng loại như cotton, silk, kaki... hay nguyên vật liệu phụ như kim chỉ, cúc, khuy, khoá.... Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng rất quan trọng như máy móc thiết bị hay đội ngũ nhân công. Để thấy rõ hơn về áp lực của nhà cung cấp, chúng ta đi sâu vào phân tích từng yếu tố đầu vào.

a. Nguyên liệu:

Nguyên liệu chính của ngành may mặc là vải. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế, vải là một mặt hàng rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Các loại vải chính có thể kể đến như cotton, silk, kaki với rất nhiều màu sắc khác nhau. Và chỉ cần một loại vải với một màu sắc nhất định, các nhà may mặc có thể thiết kế ra hàng trăm kiểu dáng thời trang khác nhau để phục vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của người tiêu dùng. Vải có một vị trí quan trọng như vậy, nhưng liệu ngành may mặc Việt Nam có được cung cấp vải đủ phục vụ cho quá trình sản xuất của mình?

Ở nước ta, ngành dệt được đánh giá là một ngành khá phát triển, nó cung cấp một lượng vải khá lớn cho may mặc. Nhưng với các doanh nghiệp trong nước thường có quy mô nhỏ, chất lượng lại không được đảm bảo nên ngành may mặc vẫn phải nhập khẩu rất nhiều vải từ nước ngoài, tỉ lệ vải nhập khẩu cao, chiếm tới 70%. Theo thống kê năm 2007, Việt Nam đã nhập khẩu vải trị giá

lên tới 3,9 tỉ USD. Các quốc gia cung cấp vải chính cho nước ta là:

- Trung Quốc: năm 2007 cung cấp tới 1,5 tỉ USD vải, chiếm 38,46%. Dự báo, nhập khẩu vải từ Trung Quốc tiếp tục tăng do mẫu mã phong phú, giá cả khá cạnh tranh nên các doanh nghiệp nhập khẩu với lượng lớn.

- Hàn Quốc: nước ta nhập khẩu vải của Hàn Quốc gần 0,8 tỉ USD, chiếm 20,51% tổng sản lượng nhập khẩu.

- Đài Loan: 0,75 tỉ USD chiếm 19,23% , sản lượng ngày càng tăng.

- Ngoài ra còn có Nhật Bản và Hồng Kông với sản lượng khá lớn, 0,276 tỉ, chiếm 7,1 %.

Bên cạnh vải, các nguyên liệu phụ như kim chỉ, cúc, khóa, thắt lưng... cũng là những yếu tố không thể thiếu trong tiến trình may mặc. Nhưng cũng như vải, các nguyên liệu phụ này không được sản xuất nhiều trong nước hoặc nếu có thì chất lượng cũng không đảm bảo. Vì thế, ngành may mặc đã phải nhập khẩu rất nhiều các yếu tố đầu vào này, chiếm 70-80% số lượng nguyên vật liệu phụ cho may mặc. Các nước cung cấp chính như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản... những nước được đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã của các loại nguyên liệu phụ này.

Tóm lại, có thể thấy nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc Việt Nam chỉ tập trung ở một số nước Đông Á, sản lượng cung cấp hàng năm chiếm tỉ lệ rất cao. Như vậy, áp lực về phía nhà cung cấp các nguyên liệu này rất lớn. b. Máy móc thiết bị:

Cũng như các ngành công nghiệp khác, may mặc Việt Nam đang gặp khó khăn trong vấn đề máy móc kĩ thuật. Hầu hết máy móc thiết bị dùng cho các giai đoạn trong quá trình may đều không được chế tạo trong nước, ngành may mặc Việt Nam phải nhập khẩu gần 80% số máy móc thiết bị này. Trong số đó, có đến 75% là nhập từ châu Âu, đặc biệt là Bỉ. Điều này chứng tỏ chúng ta vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các nước xuất khẩu máy móc, nên áp lực về phía nhà cung cấp này khá lớn.

Dân số Việt Nam hiện nay là gần 88 triệu người. Với một kết cấu dân số trẻ và dân số đông như vậy, nước ta đang sở hữu một nguồn lao động rất dồi dào. Đặc biệt trong quá trình đô thị hóa như hiện nay, lượng lao động rời bỏ nông thôn lên thành phố tìm việc rất nhiều. Điều này giúp các công ty, các xưởng may mặc dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực. Và áp lực từ số nhân công này là không đáng kể.

Tóm lại: với các yếu tố đầu vào kể trên, có thể nói áp lực của nhà cung cấp đối ngành may Việt Nam là khá lớn, và chủ yếu là áp lực về giá và khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 39 - 42)