Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 45 - 48)

III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Theo M.Poter, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định lựa chọn và gia nhập ngành. Các doanh nghiệp đó thường là

những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh tương tự hoặc có liên quan. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là một trong năm áp lực cạnh tranh trong mô hình của M.Poter. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại.

a. Các đối thủ tiềm ẩn:

Đối với ngành may sẵn Việt Nam, đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp dệt, các xí nghiệp cơ khí ở trong nước, các doanh nghiệp đang trong giao đoạn xây dựng , chưa đi vào hoạt động. Hàng may sẵn ở các nước hiện nay chưa xuất khẩu vào các thị trường Pháp nhưng có thể sẽ xuất khẩu vào các thị trường này.

- Các doanh nghiệp dệt và cơ khí có đặc điểm sản xuất là sử dụng nhiều nhân công. Mặt khác, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này đều có liên quan đến ngành may. Doanh nghiệp dệt sản xuất ra vải, xí nghiệp cơ khí sản xuất máy may đều là các nguồn lực đầu vào của ngành may. Vì thế họ có lợi thế nếu gia nhập ngành.

- Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng

- Đối thủ tiềm ẩn của ngành may Việt Nam không chỉ là các đối thủ ở trong nước, mà còn có cả các đối thủ đến từ nước ngoài.Các doanh nghiệp may ở các nước hiện nay chưa xuất khẩu vào thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành may Việt Nam là Pháp nhưng trong tương lai sẽ xuất khẩu hàng vào thị trường này. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp may Việt Nam một thách thức vô cùng lớn.

b. Các yếu tố quyết định áp lực của đối thủ tiềm ẩn:

Theo những phân tích ở trên cho thấy ngành may Viêt Nam có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. nhưng áp lực từ đối thủ tiềm ẩn đó lớn hay nhỏ còn phụ thuộc và các yếu tố: sức hấp dẫn của ngành, rào cản gia nhập ngành, sự phản kháng của các doanh nghiệp hiện tại.

- Sức hấp dẫn của ngành:

May mặc là một nhu cầu tự nhiên và không thể thiếu của con người.Thị trường Pháp là 1 thị trường rộng lớn, có sức hấp dẫn . Do đó ngành may

Việt Nam được đánh giá là có sức hấp dẫn với các đối thủ tiềm ẩn. - Rào cản gia nhập ngành:

Yếu tố thứ hai quyết định mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẫn là rào cản gia nhập ngành.

- Rào cản về kĩ thuật: Đây là những ưu thế tuyệt đối về chi phí nếu doanh nghiệp sở hữu sang chế hoặc công nghệ đặc thù. Với đặc điểm sản xuất của ngành may Việt Nam sử dụng công nghệ đơn giản, máy móc được sử dụng trong các xí nghiệp may chỉ là những chiếc maý may công nghiệp , các doanh nghiệp có thể nhập từ nước ngoài hoặc ở trong nước. Như vậy cho thấy rào cản về mặt kĩ thuật của ngành may Việt Nam là nhỏ.

- Rào cản về mặt kinh tế - kỹ thuật: Chi phí đầu tư ban đầu là chi phí để xây dựng nhà xưởng, mua máy may, thuê nhân công và mua nguyên liệu, phụ liệu, Nhân công được sử dụng trong ngành may Việt Nam thì giá rẻ, chi phí để mua máy may và các nguyên phụ liệu cũng không cao. Do đó chi phí để đầu tư xây dựng ban đầu của ngành may Việt Nam không cao. Vì vậy rào cản về mặt tài chính là không lớn đối vói các đối thủ tiềm ẩn.

- Rào cản về mặt thương mại: Đó là thương hiệu, mạng lưới phân phối, hình ảnh của doanh nghiệp… Đối thủ tiềm ẩn nếu gia nhập ngành sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp hiện tại đã có thương hiệu trên thị trường như Việt Tiến, May 10, PT2000…mạng lưới phân phối rộng và khách hàng đã ưu thích sản phẩm của họ. Vì thế, đây là rào cản lớn với các đối thủ tiềm ẩn.

- Rào cản về mặt nguồn lực: Đối với ngành may, nguồn lực đàu vào là đội ngũ nhà thiết kế, lao động may, máy may và các nguyên vật liệu như vải, chỉ, cúc, khóa…Điểm khác biệt trong sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là ở chất lượng sản phẩm và kiểu cách. Điều đó phụ thuộc vào nguyên liệu và các mẫu thiết kế của các nhà thiết kế. Nhưng không doanh nghiệp nào sở hữu được nguồn nguyên liệu đặc biệt mà hầu hết đều phải nhập nguyên liệu. nhu cầu thời trang hiện nay thì rất phong phú, mỗi mẫu thiết kế ra sẽ

có người ưa thích. Đội ngũ thiết kế cũng không phải là rào cản lớn. Như vậy cho thấy rào cản về mặt nguồn lực của ngành may Việt Nam là không lớn.

-Sự phản kháng của các doanh nghiệp hiện tại:

Đây sẽ là một rào cản rất lớn và khó vượt qua của các đối thủ tiềm ẩn nếu muốn gia nhập ngành may Việt Nam. Các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay với năng lực cạnh tranh khá lớn, cùng với việc sở hữu những lợi thế của doanh nghiệp đi trước, chắc chắn sẽ có những phản ứng mạnh trước việc một đối thủ tiểm ẩn muốn gia nhập ngành.

Tóm lại, từ những phân tích ở trên cho thấy áp lực từ phía các đối thủ tiềm ẩn đối với ngành may Việt Nam là tương đối lớn.

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w