III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
2. Khách hàng:
Khách hàng là 1 trong 5 yếu tố có thể gây áp lực cho các doanh nghiệp, nó thể hiện nhu cầu của thị trường. Họ có thể gây áp lực cho nhà sản xuất để bắt nhà sản xuất phải làm theo các yêu cầu của họ như là giảm giá, cải thiện chất lượng sản phẩm… Đây cũng là cách thức mà thị trường tự điều tiết, nó sẽ tốt khi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nó sẽ không tốt khi 1 trong 2 bên là độc quyền. Hiện nay số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may sẵn tương đối lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, sản phẩm của họ thường có chất lượng cao và họ đã có thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước. Tiêu biểu cho các doanh nghiệp loại này có Việt Tiến, Nhà Bè, Đức Giang, Hòa Thọ…..và thị trường của họ là Mỹ, EU, Nhật, Trung Cận Đông, Nam Mỹ….Tuy nhiên thì các doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu sang 3 thị trường chủ yếu đó là Mỹ, EU, Nhật.
- Đối với thị trường EU, trong đó có Pháp, đây là thị trường lớn thứ 2 của ta. Tuy nhiên áp lực của thị trường này thì rất lớn nguyên nhân là do có rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia xuất khẩu vào thị trường này và EU là một thị trường khó tính.
Người tiêu dùng ở Pháp là 1 trong những người tiêu thụ quần áp lớn nhất của EU,đặc biệt nữ giới là bộ phận người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều nhất.
Thị trường quần áo dành cho nữ giới nhìn chung là thị trường phát triển nhanh và không ổn định, đặc biệt là nhóm tuổi trẻ hơn, những người xem trọng thời trang.Tuy nhiên, không như nam giới, chi tiêu của nữ giới dành cho quần áo tăng cho đến độ tuổi 60. Đây có thể là kết quả của việc mua hàng đều đặn của nữ giới với giá cao hơn và chất lượng tốt hơn ở độ tuổi trung niên. Điều này đã thúc đẩy việc gia tăng giá trị sản phẩm hơn là số lượng sản phẩm có trên thị trường. Thị trường dành cho nữ giới không chỉ lớn hơn nhiều so với nam giới mà cũng năng động hơn và phát triển mạnh mẽ hơn ở hầu hết các nước Châu Âu.
Phần lớn khách hàng mua hàng hiệu vì kì vọng có chất lượng tốt hơn. Họ sẵn sàng trả giá rất cao cho 1 thương hiệu mà họ thích và thương hiệu được cho là hợp với phong cách và hình ảnh của họ.Điều này cũng cho thấy vai trò của quảng cáo và tiếp thị trong kinh doanh may mặc.
Hành vi mua sắm của khách hàng khó tiên đoán và bị ảnh hưởng bởi nhu cầu ngắn hạn. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng kì vọng các nhà bán lẻ trưng bày 1 hình ảnh rõ ràng trong cửa hàng, đòi hỏi các cửa hàng phải nâng cấp mặt hàng của mình, kèm theo các phụ kiện như dây nịt, túi xách…
Khách hàng ở Pháp không phân biệt nhà cung cấp hay bán lẻ, họ quan tâm hàng có thương hiệu.