III. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
4. Thị trường may mặc Pháp
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Pháp còn thấp, nhưng với mức tăng trưởng trong những năm gần đây, người ta tin rằng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Pháp sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Khí hậu của Pháp được chia làm 2 mùa: đông và hè. Mùa hè rõ nét nhất là từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết bán ôn đới, nóng vào ban ngày nhưng ban đêm hơi lạnh. Điều này khiến tầng lớp ít tiền (chủ yếu là người da đen) muốn mua một chiếc áo ấm để có thể khoác vào ban ngày và đủ ấm để mặc vào ban đêm. Mùa đông thời tiết có rét hơn. Ban ngày thời tiết có thể xuống tới 13 độ C, tối khoảng -3 độ C. Tuy nhiên đa phần Pháp không có tuyết do khí hậu khô. Yếu tố thời tiết rất ảnh hưởng tới chủng loại quần áo.
Thị trường dệt may Pháp là thị trường cạnh tranh gay gắt. Với lực lượng kiều bào đông đảo, Trung Quốc và Ấn Độ gần như chi phối thị trường này. Họ có lợi thế của sự phối hợp giữa nguồn cung cấp với thị trường tiêu thụ. Hơn nữa, họ mở nhà máy tại nước sở tại để nhờ đó vừa tạo nên giá cả cạnh tranh (so với hàng nhập khẩu chịu thuế cao) vừa tạo được mẫu mã sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng (do tiếp cận ngay thị trường).
Để tính giá bán, thông thường các siêu thị cộng khoảng từ 100% đến 150% vào giá thành sản phẩm bán lẻ. Đối với quần áo thì họ có thể cộng ở mức cao nhất. Bên cạnh đó, các siêu thị của Pháp thường có những đợt giảm giá, đặc biệt là trong dịp lễ Noen, lễ Phục Sinh... Mức giảm giá dao động từ 25-80% giá bán.
Về quản lý nhập khẩu, Pháp tuân theo các hiệp định tự do thương mại với một số nước sau: EU, SADC, Zimbabwe. Dựa trên các hiệp định đó mà Pháp áp thuế cho mặt hàng may mặc cũng như các mặt hàng khác.
Do nạn thấp nghiệp khá cao cao (trên 20%), nên ngành may mặc của Pháp được Nhà nước bảo hộ qua hàng rào thuế quan. Tuy nhiên, Pháp là một trong những
sáng lập viên của WTO nên họ phải tuân thủ lộ trình cắt, giảm thuế theo quy định của tổ chức này.
Mức thuế Pháp áp dụng cho các nước khác ngoài hiệp định song phương thông thường là thuế suất MFN. Ngoài ra, đối với những nước đã ký kết với Pháp, thì tùy theo từng hiệp định song phương, Pháp áp mức thuế khác nhau. Mức thuế chung là từ 20% cho đến 50%.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Pháp trong những năm gần đây không cao nhưng vẫn có sự tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2008 đạt 1,503 triệu USD, năm 2009 đã đạt mức 3,503 triệu USD, riêng năm 2010 đạt 7,8 triệu USD. Đây là mức tăng rất cao, đánh dấu thời kỳ mới trong xuất khẩu dệt may vào thị trường Pháp. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của mức tăng đột biến này là do Pháp đã áp dụng cơ chế hạn ngạch tự vệ đối với hàng dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc. Do đó, tổng trị giá nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc đã giảm 34% so cùng kỳ năm trước. Thị phần hàng dệt may của Trung Quốc tại thị trường Pháp cũng giảm từ 71,7% trong năm 2009 xuống còn 53% trong năm 2010. Đây chính là cơ hội để hàng dệt may Việt Nam tăng kim ngạch tại thị trường Pháp.Nhưng nhìn về lâu dài, Pháp vẫn là thị trường cạnh tranh gay gắt đối với hàng dệt may, Việt Nam thực sự sẽ gặp khó khăn trước các đối thủ quá mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng không hẳn Việt Nam không thể chen chân vào thị trường này. Các chuyên gia khẳng định, hàng dệt may Việt Nam vẫn có thể “chen chân” vào thị trường này, tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là bán các sản phẩm không trùng hợp với đối thủ cạnh tranh trên.
Để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này, Bộ Công Thương Việt Nam cho rằng, cần tạo cơ sở pháp lý nhằm thuận lợi hóa việc buôn bán cho giới DN hai nước, tăng cường trao đổi thông tin giữa hai chính phủ trong việc đề ra các biện pháp, cơ chế hỗ trợ cũng như thúc đẩy buôn bán giữa hai nước. Phát hiện và đấu tranh kịp thời với các hình thức rào cản thương mại nếu có của nước sở tại áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam.
Mặt khác, Pháp đang có kế hoạch sửa đổi thuế nhập khẩu các mặt hàng dệt (nguyên liệu đầu vào của may mặc) theo chiều hướng giảm thuế nhập khẩu. Nguyên nhân là Pháp muốn hỗ trợ ngành công nghiệp may mặc trong nước. Thực tế là sau khi Pháp áp dụng biện pháp tự vệ, áp hạn ngạch đối với hàng dệt may từ Trung Quốc, các DN kinh doanh và bán lẻ hàng may mặc của Pháp đã chuyển sang nhập khẩu hàng may mặc từ các nước khác. Do vậy, Pháp đang xem xét giảm thuế nhập khẩu hàng dệt (ngành dệt trong nước không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho ngành may mặc), để giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc sản xuất tại nội địa. Ngành dệt của Việt Nam cũng cần nắm bắt cơ hội này để xâm nhập thị trường Pháp.