NHÀ CUNG CẤP

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 34 - 37)

1. Nguyên liệu trong nước

Hiện nay các công ty và đơn vị trong nước cũng có khả năng cung cấp sợi polyester và sợi cotton cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam với số lượng khá khiêm tốn. Điển hình có thể kể đến công ty Đầu tư và Phát triển Thiên Nam, công ty Cổ phần sợi Thế Kỉ. Đặc biệt gần đây, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam(PVN), Tập đoàn dệt may Việt Nam và Tổng công ty Phong Phú đã góp vốn khởi công xây dựng nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ với công suất dự kiến 175 nghìn tấn sợi/năm, chiếm từ 30 đến 35% nhu cầu sản xuất của ngành dệt và doanh thu mỗi năm hơn 200 triệu USD, dự tính sẽ ra mắt sản phẩm đầu tiên vào quí 2- 2011.

Điều này giúp tháo gỡ những khó khăn cho những nhà dệt may Việt Nam do phải nhập xơ sợi từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt - May Việt Nam Lê Tiến Trường phân tích: Hiện nay, mỗi năm ngành dệt may sử dụng khoảng 400 nghìn tấn xơ sợi tổng hợp với kim ngạch nhập khẩu khoảng từ 450 đến 500 triệu USD. Do trong nước chưa sản xuất được nên toàn bộ số xơ sợi tổng hợp này đều phải nhập khẩu. Trong mục tiêu phấn đấu tăng tỷ lệ nội địa hóa của ngành dệt may vấn đề đầu tư sản xuất xơ sợi trong nước được ưu tiên cao. Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ là công trình liên doanh giữa hai tập đoàn chủ đạo của nền kinh tế đất nước mang ý nghĩa rất quan trọng với mục tiêu sử dụng có hiệu quả sản phẩm hóa dầu của các nhà máy lọc hóa dầu do PVN đầu tư. Về phía Vinatex khi có nguồn nguyên liệu trong nước thì sản xuất sẽ ổn định, phát triển bền vững và nhất là nâng cao giá trị gia tăng của ngành dệt may.

Với nguồn xơ sợi sản xuất từ Ðình Vũ sẽ làm tăng thêm tỷ lệ nội địa hóa lên 2,5%, góp phần rút ngắn thời gian thực hiện chương trình nội địa hóa của ngành dệt may. Hiện nay các doanh nghiệp liên doanh và nội địa đang sản xuất khoảng 500.000 tấn sợi/năm và xuất khẩu 60-70% lượng sợi này, trong khi vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu sản xuất.

Theo ông Nguyễn Hồng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội bông sợi Việt Nam, các doanh nghiệp ngành sợi trong nước, tính luôn các liên doanh sản xuất sợi Đài Loan và Trung Quốc, đang sở hữu 4,8 triệu cọc sợi, với sản lượng tương đương 500.000 tấn/năm. Nhưng 60-70% số lượng này đuợc xuất khẩu, phần còn lại mới bán cho các doanh nghiệp dệt may trong nước.

Nguyên nhân là đa số sợi được làm ra có chất lượng cao, có giá xuất khẩu tốt. Trong khi phần lớn nhu cầu các doanh nghiệp dệt may trong nước là loại sợi có chất lượng thấp hơn, dẫn đến cung và cầu không gặp nhau.

Cùng với sợi cotton, sợi polyester là những nguyên liệu chính cho ngành dệt may. 2. Nguyên liệu nước ngoài

Hiện nay hầu hết nguồn nguyên liệu polyester, bông, len, viscose mà các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng đều nhập khẩu từ các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pakistan. Đây là những thị trường lớn về xơ sợi sử dụng trong ngành dệt may. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng của nguồn xơ sợi của các nước này là không ổn định. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may trong nước, nhất là các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu. Thị trường sợi filament polyester tại Châu Á liên tục tăng do giá nguyên liệu đầu vào, mà cụ thể là PTA tăng mạnh do giá Paraxylen(PX) tăng khi mà nhiều nhà máy PX tại Nhật Bản không thể hoạt động được. Các nhà sản xuất PX Trung Quốc

cũng bắt đầu chiến lược giảm sản lượng nhằm đẩy giá PX lên. Điều này sẽ dẫn đến sản lượng PX tháng 4 tại Trung Quốc giảm.

Lượng cung PX hiện đang rất hạn chế khi 3 nhà máy thuộc JX Nippon Oil & Energy phải đóng cửa từ hôm 11/3. Giá PX giao ngay giảm nhẹ vào thứ 6 tuần qua sau khi đã tăng mạnh vào giữa tuần.

Thị trường polyester chip tại Châu Á tăng mạnh trong tuần qua do lượng dữ trự không ổn định và lượng nguyên liệu nhập từ Nhật Bản bị gián đoạn.

Giá MEG giảm nhẹ trong tuần qua do lượng dự trữ cao trong khi nhu cầu mua lại không nhiều. Tuy nhiên, tâm lý thị trường đã trở nên tốt hơn khi mà sản lượng ethylen giảm do động đất tại Nhật, điều này sẽ khiến giá MEG tăng lên. Dự báo sản lượng ethylene sẽ giảm 25% sau trận động đất tại Nhật vừa rồi.

Thị trường xơ ngắn viscose vẫn ở mức yếu trong tuần qua khi các nhà buôn vẫn chưa thống nhất được mức giá. Tại Trung Quốc, các nhà sản xuất vẫn kinh định với mức giá cao trong khi người mua vẫn chờ đợi khi giá xuống thấp hơn.

Thị trường len đang chứng kiến sự tăng gia tích cực, nhất là nhóm len trung bình. Chỉ số EMI đóng cửa tuần ở mức 13,7 đôla Úc, tăng 22 xu với tuần trước.

Thị trường bông tuần qua cũng chứng kiến sự lên xuống của giá khi đầu tuần giá hạ khá thấp trong khi cuối tuần lại tăng mạnh.

Như vậy nguồn nguyên liệu hiện nay của ngành may mặc Việt Nam vẫn đang rất phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (hơn 90 %). Chính điều này làm cho khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam rất hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc. Vì những nước này họ chủ động về nguồn nguyên liệu được sản xuất ở trong nước.

Xu hướng xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước là một trong những giải pháp trọng điểm giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu phân tích môi trường kinh doanh nước pháp lựa chọn phương thức kinh doanh quốc tế tại đây (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w