2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.4.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân giun quế ở Việt Nam
Nghiên cứu cơ bản về giun ựất ở Việt Nam ựã triển khai từ trước năm 1979: Thái Trần Bái và các cộng sự ở đại học Sư phạm I Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng giun làm dược liệu: có giáo sư đỗ Tất Lợi ựã sưu tầm những bài thuốc có sử dụng giun. Trước năm 1975, có dược sĩ Hồ Thị Thu ựã nghiên cứu sản xuất những dược phẩm từ giun. Năm 1987 trường đại học Y dược Thành phố Hồ Chắ Minh nghiên cứu những hoạt chất chủ yếu, thành phần ựạm, các acid amin, khoáng vi lượng trong thịt giun.
Nghiên cứu nuôi giun: năm 1983 tiến sĩ nông hóa Nguyễn Văn Chuyển, một Việt kiều ở Nhật ựã giới thiệu trên ựài truyền hình Thành phố Hồ Chắ Minh kỹ thuật nuôi giun đất để lấy đạm động vật. Nãm 1986, nghiên cứu nuôi giun sớm nhất ở Việt Nam là phòng sinh học thực nghiệm, đại học Sư phạm I Hà Nội, nghiên cứu thành công việc thuần hóa giun quế, Perionyx excavatus, có trong tự nhiên ở Việt Nam, thành vật nuôi. Tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy, trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chắ Minh ựã nhập giun Quế về Việt Nam ựể nghiên cứu nhân giống từ năm 1995. Một nhóm tác giả khoa sinh, đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chắ Minh ựã thắ nghiệm nuôi giun bằng chất thải từ nghề trồng nấm.
Một số nhà khoa học trong nước ựã nghiên cứu về giun từ trên 30 năm nay, thậm chắ ựã có những người trở thành tiến sĩ về giun. Nhưng thực sự từ 1990, sau khi Bộ Thủy sản công bố qui trình nuôi một số thủy, hải sản, thì việc nuôi giun phục vụ cho chăn nuôi rất có hiệu quả, trở thành phong trào ở nhiều nơi. Nuôi giun quế tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ắch và phù hợp với mọi ựiều kiện của gia ựình. Việc ứng dụng thành công mô hình nuôi giun sẽ giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 31
giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi, tiết kiệm ựược chi phắ, tăng hiệu quả kinh tế, bảo ựảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.
Nuôi giun hàng hóa có thể trở thành một nghề rất có triển vọng trong nông thôn. Trước hết là nông dân nuôi giun ựể sử dụng làm thức ăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản ựạt hiệu quả kinh tế cao và cũng có thể sử dụng giun ựể chế biến thành các món ăn giàu ựạm ngay tại gia ựình, góp phần chống suy dinh dưỡng. Giun và phân giun có thể cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ựể sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm, mĩ phẩm, làm phân bón v.vẦ với nhu cầu lớn và ổn ựịnh. Vì vậy, ựầu ra của con giun vô cùng rộng lớn.
Nghề nuôi giun sẽ là một nghề góp phần thiết thực ựể xóa ựói giảm nghèo ở nông thôn, kể cả ở vùng sâu vùng xa. Không những thế còn có thể làm giàu. Thực tế trong vài năm gần ựây, có một số người nuôi giun ở Thành phố Hồ Chắ Minh và các tỉnh thành phố khác trở thành tỉ phú. Rất tiếc, nhiều bà con nông dân chưa ựược biết hoặc chưa thấy rõ co hội làm giàu này, nên việc nuôi giun chưa thành phong trào phổ biến. Khi phong trào nuôi và sử dụng giun cùng với các loại hình sản xuất nông nghiệp sinh thái hữu cơ bền vững, khép kắn, với qui mô công nghiệp trở thành phổ biến Ờ thì nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chắc chắn sẽ có sự phát triển ựột biến; Nông dân sẽ không còn nghèo khó như bao ựời nay.
Nhận thức ựược giá trị to lớn của giun quế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đài Truyền hình Việt Nam cùng Trung tâm khuyến nông Quốc gia và các trung tâm khuyến nông ở các tỉnh thành ựang ựẩy mạnh việc vận ựộng nuôi giun quế. Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn, giáo sư Nguyễn Lân Hùng cũng là những người ựang tắch cực vận ựộng cho phong trào này, nhất là áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và y tế.
Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 32