- Huy động vốn ủy thác qua Công ty tài chính DệtMay
2.2.2 Thực trạng cơ chế quản lý, sử dụng vốn tại tập đoàn Dệt-May Việt Nam 1 C ơ chế quản lý, sử dụng vốn tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn là một trong những nội dung quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cơ chế này được hình thành dựa trên những cơ chế áp dụng chung cho các doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn được hình thành qua một số văn bản chủ yếu sau: Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Thông tư số 45/2013/TT-BTC (Thông tư 45) về hướng dẫn Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cốđịnh (TSCĐ) có hiệu lực từ 1/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính 2013,
thay thế cho Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 (Thông tư 203); Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ.
Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.10, qua bảng cho thấy:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Tập đoàn Dệt may Việt Nam dao động từ 2,9 đến 4,9, có nghĩa là hiệu suất sử dụng này tương đối cao. Nguyên nhân, là do các công ty đã đầu tư thêm nhiều TSCĐ có giá trị lớn, công nghệ tiên tiến, đã khai thác, phát huy hết tiềm năng trong hoạt động SXKD.
Doanh thu thuần của Tập đoàn năm 2008 đạt 12.272 tỷ đồng; năm 2009 đạt 14.023 tỷ đồng, tăng so với năm 2008, mức tăng 1.751 tỷ đồng; tỷ lệ tăng 14,23%; Năm 2010 doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 16.772,02 tỷđồng mức tăng 2.749,03, tỷ lệ tăng 19,6%; năm 2011 doanh thu của Tập đoàn đạt 19.628,47, tăng 2.856,45 tỷ đồng; tỷ lệ tăng 17%; năm 2012 Doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 12.609,45 tỷ đồng giảm 7.019,02 tỷđồng với tỷ lệ giảm 35,76%, nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khu vực EU. Năm 2013 doanh thu Tập đoàn đạt 17.634,58 tỷđồng tăng (17.634,58-12.609,45 = 5025,13 tỷđồng) tăng 39,85%, nguyên nhân do kinh tế trong nước và thế giới đã bắt đầu hồi phục.
Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn năm 2008 đạt 615,6 tỷđồng, năm 2009 đạt 670 tỷ đồng, mức tăng 54,4 tỷ đồng tỷ lệ tăng 8,12% so với 2008; Năm 2010 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn là 1.063,8 tỷ đồng tăng 393,8 tỷđồng, tỷ lệ tăng 58,78% so với 2009; Năm 2011 Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn năm đạt 1.434 tỷđồng tăng 370,2 tỷđồng, tỷ lệ tăng 34,8% so với 2010; Năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn đạt 1.469 tỷđồng tăng 35 tỷđồng, tỷ lệ tăng 2,44% so với 2011; Năm 2013 Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn đạt 1.560 tỷđồng, mức tăng 91 tỷđồng, tỷ lệ tăng 6,2% so với 2012.
Về cơ chế quản lý, sử dụng vốn tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam hiện nay được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau đây:
Một là: Tập đoàn Dệt may Việt Nam có quyền cho thuê và thế chấp tài sản của mình theo quy định của pháp luật:
Tập đoàn Dệt - May Việt Nam có quyền dùng tài sản thuộc quyền quản lý của mình cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản để tái đầu tư, đổi mới khoa học và công nghệ (không bao gồm những tài sản mà Tập đoàn đi thuê, đi mượn, giữ hộ, nhận thế chấp và những tài sản đi thuê khác,...). Mặt khác, Tập đoàn có thể dùng tài sản của bên cho thuê nếu bên cho thuê đồng ý thì Tập đoàn vẫn dùng để cho thuê và thế chấp được. Mục đích của cơ chế này là đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo toàn và phát triển vốn của Tập đoàn và các công ty thành viên, bảo đảm các thủ tục và trình tự theo quy định của luật pháp.
Đối với tài sản cho thuê hoạt động thì Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn phải thực hiện việc trích khấu hao theo chếđộ quy định. Ngoài ra, Tập đoàn đã thực hiện việc phân cấp và ủy quyền cho các công ty thành viên thực hiện việc cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản theo chế độ Nhà nước quy định và được cụ thể hóa trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam.
Hai là: Tập đoàn Dệt may Việt Nam có thể nhượng bán, thanh lý tài sản của mình nhằm thu hồi vốn từ những tài sản đó. Các đơn vị thành viên trong Tập đoàn trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản phải chủ động lập phương án thanh lý, nhượng bán trình Tập đoàn quyết định. Những tài sản lạc hậu về công nghệ sản xuất, không còn phù hợp với tình hình sản xuất của Tập đoàn, những tài sản xuống cấp hư hỏng không thể sửa chữa được, những tài sản sử dụng không mang lại hiệu quả như mong muốn và không thể nhượng bán cho các công ty khác trên thị trường, trước tình hình đó các đơn vị thành viên trong Tập đoàn phải thành lập hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị thực của tài sản.
Mọi tài sản thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn trước khi đem thanh lý, nhượng bán phải được đánh giá, thông báo rộng rãi
trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức bán đấu giá công khai. Mặt khác, những tài sản thanh lý, nhượng bán dưới hình thức dỡ bỏ, các công ty thành viên trong Tập đoàn phải tổ chức hội đồng nhượng bán, thanh lý do tổng Giám đốc hoặc Giám đốc các công ty thành viên trong Tập đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đưa ra trước Tập đoàn và ban lãnh đạo Tập đoàn.
Ba là:Tập đoàn và các công ty thành viên được quyền chủ động lựa chọn phương pháp thực hiện việc tính và trích khấu khao TSCĐ và sử dụng tiền trích khấu hao trong quá trình kinh doanh. Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các công ty thành viên thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ bao gồm tài sản của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn. Toàn bộ tiền khấu hao TSCĐ thuộc vốn chủ sở hữu của Tập đoàn được để lại để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ, sử dụng cho nhu cầu kinh doanh tại Tập đoàn theo quy định của Bộ Tài Chính.
Trong quá trình kinh doanh Tập đoàn có thể sử dụng tạm thời số tiền khấu hao khi chưa đến thời hạn tái đầu tư vào tài sản cốđịnh để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn. Hội đồng thành viên Tập đoàn ủy quyền Tổng giám đốc Tập đoàn quyết định việc khai thác sử dụng tài sản tại Tập đoàn dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có vốn vay trả theo mức lãi suất do NHTW công bố tại cùng thời điểm phát sinh.
Hội đồng thành viên Tập đoàn có thể đưa ra quyết định việc sử dụng nguồn vốn khấu hao tài sản cốđịnh của Tập đoàn (khấu hao của những tài sản thuộc vốn vay chưa trả hết nợ Tập đoàn không huy động) theo nguyên tắc ghi giảm vốn cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Đầu tư xây dựng cơ bản tại Tập đoàn được sử dụng bằng nguồn vốn khấu hao phải tuân theo quy định của nhà nước về quy chế quản lý đầu tư XDCB. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi Tập đoàn và các công ty thành viên phải có kế hoạch sử dụng khoa học, hợp lý nhằm bảo toàn và phát triển vốn tại Tập đoàn.
Bốn là: Trong quá trình kinh doanh, Tập đoàn và các công ty thành viên phải thực hiện rà soát lại các tài sản cố định đã tham gia vào hoạt động kinh doanh để
tiến hành đánh giá lại và xử lý tổn thất của những TSCĐ đó. Thông thường việc đánh giá lại tài sản trong Tập đoàn được thể hiện qua một số trường hợp sau:
- Tập đoàn, và các công ty thành viên tiến hành kiểm kê đánh giá và đánh giá lại tài sản hàng năm theo chếđộ tài chính hiện hành của Nhà nước.
- Tập đoàn Dệt May Việt Nam thực hiện từng bước quá trình cổ phần hóa một số công ty TNHH một thành viên với mục đích đa dạng hóa hình thức sở hữu, chuyển đổi quyền sở hữu của các đơn vị thành viên như: Dệt 8/3, Dệt Kim Đông Xuân, Dệt Kim Đông Phương, Thương mại Thời trang Dệt May Việt Nam Tập đoàn nắm giữ từ 50 đến 65% vốn điều lệ, các doanh nghiệp khác Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, Tập đoàn nghiên cứu, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp như các trường, các viện với mục đích thu gọn đầu mối, phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn, với quá trình cổ phần hóa trong Tập đoàn, báo cáo Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Mục đích của việc đánh giá lại nhằm hạch toán các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm vốn của Tập đoàn trong quá trình kiểm kê, đánh giá và đánh giá lại tài sản được cơ quan tài chính có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi đánh giá và xác định được mức độ tổn thất của các tài sản (mất, hư hỏng làm giảm giá trị tài sản) thì Tập đoàn và các công ty thành viên trực tiếp sử dụng tài sản lập Hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án xử lý báo cáo Tổng Giám đốc; Tổng Giám đốc báo cáo HĐTV Tập đoàn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn và tiến hành cách thức xử lý như sau:
Nếu do nguyên nhân chủ quan: Những tổn thất xảy ra do sự chủ quan của tập thể và cá nhân thì tập thể và cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. HĐTV Tập đoàn xem xét, phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định mức độ bồi thường và chịu trách nhiệm về các quyết định của Tập đoàn. Khâu quan trọng và khó khăn nhất của Tập đoàn là đánh giá và đánh giá lại tài sản của Tập đoàn và các công ty thành viên; đặc biệt là đất đai và các TSCĐ khác.
Để khắc phục những vấn đề trên, Tập đoàn đã hướng dẫn các đơn vị thành viên vừa thực hiện đúng, khoa học và hợp lý chế độ tài chính, vừa phải đảm bảo quyền lợi cho đơn vị, người lao động trong công ty nhằm tạo thuận lợi cho các công ty thành viên tăng trưởng và phát triển bền vững.
Nếu do nguyên nhân khách quan: Những tổn thất xảy ra nếu do những nguyên nhân khách quan như trình độ của cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn thì Hội đồng thành viên Tập đoàn căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị đểđưa ra giải pháp khắc phục nhằm hạn chế những mất mát hư hỏng của các tài sản trong Tập đoàn và các công ty thành viên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Tập đoàn.
Năm là: Tập đoàn cần tiến hành phân bổ sử dụng vốn đầu tư vào các tài sản sao cho hợp lý, đồng thời các công ty thành viên thuộc Tập đoàn có trách nhiệm quản lý sử dụng phần vốn, tài sản được đầu tư của đơn vị mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Thông qua cơ chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn, Tập đoàn trực tiếp tiến hành giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cho các công ty thành viên; các công ty thành viên nhận vốn có trách nhiệm thực hiện việc quản lý và sử dụng tài sản sao cho phù hợp nhất với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị mình.
Mặt khác, Tập đoàn có thể bổ sung, hoặc điều chuyển vốn kinh doanh giữa các đơn vị thành viên nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của các công ty thành viên và phát huy sức mạnh chung toàn Tập đoàn. Các công ty thành viên được quyền dùng tài sản của mình cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán TSCĐ theo quy định của Nhà nước và điều lệ của Tập đoàn. Toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ được nộp về Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Để thực hiện tốt quá trình điều chuyển vốn giữa các doanh nghiệp thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn phải trình Hội đồng thành viên Tập đoàn, chủ tịch HĐTV Tập đoàn sẽ xem xét, phê duyệt kế hoạch và đưa ra quyết định điều động theo nguyên tắc ghi tăng hay giảm nguồn vốn của Tập đoàn. Đồng thời Tập đoàn báo cáo lên cơ quan quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn.
Sáu là: Xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng tài sản ngắn hạn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Tập đoàn đã tiến hành rà soát, phân loại, sắp xếp lại các TSNH trên báo cáo tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn sao cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiền, các TSNH hình thành các nhóm chủ yếu như: tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, chi phí trả trước, tồn kho... Hiện tại cơ chế quản lý và sử dụng TSNH tại Tập đoàn và các công ty thành viên được thể hiện trên một số khía cạnh sau:
+ Trong quá trình kinh doanh Tập đoàn từng bước tiến hành xây dựng và quản lý các định mức kinh tế - kỹ thuật về mức hao phí nguyên nhiên vật liệu, mức chi phí dịch vụ mua ngoài, định mức tiền lương trả cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn ,.... làm căn cứ, tiêu chuẩn cho việc quản lý chi phí kinh của Tập đoàn và các công ty thành viên.
+ Tập đoàn cũng đã chủđộng xây dựng và quản lý các định mức về tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả.
+ Tập đoàn cũng chủ động xây dựng nhu cầu về TSNH, vốn ngắn hạn, xây dựng quy chế hướng dẫn các công ty thành viên chủ động xây dựng kế hoạch luân chuyển vốn ngắn hạn hàng năm. Mục đích của việc luân chuyển vốn ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH tại Tập đoàn và các công ty thành viên.
+ Nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển TSNH ngắn hạn, chống gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, hàng năm Tập đoàn xây dựng cơ chế trích lập các quỹ dự phòng đối với các TSNH như: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dự phòng các khoản phải thu khó đòi,… trường hợp các TSNH và giao dịch kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ, Tập đoàn đã xây dựng biện pháp xử lý chênh lệch tỷ giá trong trường hợp này.
+ Hàng năm Tập đoàn cũng tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản được quy định trong chế độ quản lý tài chính tại Tập đoàn và được xây dựng dựa trên các văn bản hiện hành của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Tập đoàn.
+ Đối với những loại công cụ, dụng cụ sử dụng tuy nhà nước không quy định thời hạn phân bổ chi phí, tuy nhiên do lượng công cụ, dụng cụ sử dụng tại Tập đoàn và các công ty thành viên tương đối lớn, nên Tập đoàn đã cho phép các công ty thành viên có thể điều chỉnh tăng giảm tỷ lệ phân bổ hàng năm đểđiều chỉnh kết quả kinh doanh của mình. Điều này có thể dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh và kết quản bảo toàn vốn tại Tập đoàn và các công ty thành viên không còn chính xác.
Tóm lại, trong quá trình kinh doanh Tập đoàn đã ban hành được các quy định về chế độ quản lý sử dụng vốn và tài sản phù hợp với yêu cầu phát triển của Tập đoàn; đồng thời thực hiện trao quyền chủ động trong quản lý vốn, tài sản cho các công ty thành viên với yêu cầu đảm bảo có hiệu quả cao và bảo toàn vốn. Mức độ phân cấp trong quản lý vốn, tài sản cho các công ty thành viên vừa phụ thuộc vào chiến lược