Mục tiêu phát triển Tập đoàn DệtMay Việt Nam

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 130 - 132)

M ột là: Phát triển Tập đoàn Dệtay Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm Tạo điều ki ệ n cho

B ốn là:Tập đoàn DệtMay Việt Nam từng bước đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong Tập đoàn, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài n ướ c để

3.1.2.2 Mục tiêu phát triển Tập đoàn DệtMay Việt Nam

Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam trở thành đơn vị kinh tế vững mạnh, giữ vai trò nòng cốt của ngành Dệt May Việt Nam, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới và được cụ thể hóa qua một số mục tiêu sau:

Một là: Các mục tiêu chính trong giai đoạn 2011 - 2015

Đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.144 tỷ đồng; doanh thu chưa thuế GTGT đạt 53.858 tỷđồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 3.865 triệu đô la Mỹ và lợi nhuận trước thuếđạt 2.434,3 tỷđồng. [36]

Hai là: Định hướng, mục tiêu đầu tư các dự án giai đoạn 2011 - 2015

Các dự án dự kiến đầu tư mới và các dự án chuyển tiếp trong giai đoạn 2011 - 2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị thành viên nhằm tăng năng lực sản xuất của Tập đoàn, chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng bước nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, góp phần xác lập vị thế của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. [36]

Để đạt được mục tiêu trên, Tập đoàn cần tập trung đầu tư phát triển những ngành nghề kinh doanh chính và là thế mạnh của mình trong lĩnh vực Dệt May.

Công ty mẹ - Tập đoàn sở hữu một bộ phận các công ty thành viên có năng lực sản xuất kinh doanh mạnh do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn hay nắm giữ cổ phần chi phối làm nòng cốt để thực hiện tốt chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Tập đoàn phấn đấu hình thành chuỗi cung ứng khép kín từ khâu cung ứng Sợi- Dệt - Nhuộm hoàn tất - và cuối cùng là May. Mục đích của chuỗi cung ứng này là nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm Dệt May của Tập đoàn.

Chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề ra, các mục tiêu đó đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 12/04/2012 về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2011-2015 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong đó:

Doanh thu toàn Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng bình quân 13%/năm

Tổng KNXK tính đủ có mức tăng trưởng bình quân là 15%/năm Hàng năm, lợi nhuận toàn Tập đoàn tăng bình quân 12,9%/năm

Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Giai đoạn Chỉ tiêu Đơn vị tính

2012 - 2015 2016 - 2020 1. Sản lượng Sợi Tấn/năm 231.000 300.000 1. Sản lượng Sợi Tấn/năm 231.000 300.000

2. Sản lượng vải Dệt Triệu m2 506 675

3. Sản lượng May Triệu sản phẩm 503 706

Kim ngạch XNK Tỷ USD 3,85 5,0

3.2 NGUYÊN TC HOÀN THIN CƠ CH QUN LÝ TÀI CHÍNH TI TP ĐOÀN DT - MAY VIT NAM

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)