THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 64 - 66)

- Những ngành và lĩnh vực có tác động lớn đến nền kinh tế, hình thành công ty mẹ, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối và vai trò nòng cố t trong các T Đ KT.

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

2.1 KHÁI QUÁT V TP ĐOÀN DT MAY VIT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát trin Tp đoàn Dt May Vit Nam 2.1.1.1 Gii thiu chung v Tp đoàn Dt May Vit Nam 2.1.1.1 Gii thiu chung v Tp đoàn Dt May Vit Nam

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam National Textile and Garment Group - VINATEX) được thành lập ngày 2/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 314/2005/QĐ-TTg và 316/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Dệt - May Việt Nam và thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Trong đó, công ty mẹ - Tập đoàn Dệt May là công ty Nhà nước, có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường. Trên cơ sở chuyển đổi Tổng công ty Dệt May Việt Nam, hoạt động chủ yếu của Tập đoàn là lĩnh vực dệt may. Trong quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò trọng yếu của mình trong quá trình phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Tại thời điểm thành lập Tập đoàn tháng 12/2005, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có tổng vốn điều lệ là vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Dệt May Việt Nam sau khi đã được kiểm toán.

Tập đoàn Dệt-May Việt Nam (Vinatex) là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt May Việt Nam; các đơn vị nghiên cứu đào tạo; và gần 120 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh nhiều lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may... Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định Tập đoàn sẽ tập trung phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, tạo ra bước nhảy vọt về giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may thông qua việc thực hiện ba chương trình trồng bông, dệt vải chất lượng cao và đào tạo nguồn nhân lực có tính quyết định đến sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài của ngành Dệt-May Việt Nam phù hợp với định hướng trên.

Tập đoàn Dệt-May Việt Nam - doanh nghiệp lớn nhất của ngành Dệt-May Việt Nam có nhiệm vụ tham gia tích cực nhất vào chiến lược phát triển chung của toàn ngành với mục tiêu đưa Vinatex trở thành một tập đoàn đa sở hữu trong top 10 các tập đoàn dệt may trên toàn thế giới vào năm 2015. Hiện Tập đoàn Dệt - May Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 400 tập đoàn, công ty đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước.

Trong định hướng phát triển, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, tạo thị trường xuất khẩu lớn và ổn định; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng hai bên cùng có lợị. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chiếm 95,5% về sản xuất bông, trên 42% về sản xuất sợi, 25,7 % về sản xuất vải và trên 20% về may mặc của thị trường trong nước. Từ khi thành lập cho đến nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam tham gia rất nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp dệt may, tham gia SXKD, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, ngân hàng, các dịch vụ sau bán hàng…. Trong những ngày đầu thành lập, Tập đoàn Dệt May Việt Nam gặp không ít khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khu vực, đặc biệt trong thời gian từ 2008 đến nay. Mặt khác, cơ chế quản lý nói chung, và cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn còn nhiều bất cập cả tầm vi mô và vĩ mô. Vì vậy, Tập đoàn cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục và tháo gỡ những khó khăn đối với Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn.

2.1.1.2 Mc tiêu và ngành, ngh kinh doanh ca Tp đoàn Dt May Vit Nam * Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam * Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam

- Kinh doanh có lãi: Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại VINATEX và vốn của VINATEX đầu tư tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ do

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)