Tổ chức sắp xếp bộ máy giúp việc của Tập đoàn

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 163 - 167)

Mục tiêu của Tập đoàn là mang lại hiệu quả kinh doanh cho Tập đoàn và các thành viên để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của Tập đoàn.

Thứ nhất: Các ban chức năng và văn phòng của Tập đoàn như Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý nguồn nhân lực, Ban Kỹ thuật và Công nghệ, Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Ban Thị trường, Ban Tổng hợp Pháp chế; Ban Thông tin và Truyền thông. Các ban trong Tập đoàn có chức năng tham mưu, kiểm tra, giúp việc cho Hội đồng thành viên Tập đoàn, Tổng Giám đốc trong quá trình quản lý và điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn. Ngoài ra, các Ban chức năng và văn phòng của Tập đoàn còn thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CSH, của các cổ đông và những thành viên tham gia góp vốn hoặc bên

tham gia liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong quá trình kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và điều hành của Tổng Giám đốc và người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn ở các đơn vị khác trong Tập đoàn.

Thứ hai: Hội đồng thành viên Tập đoàn thành lập Ban kiểm soát nội bộ của Tập đoàn, nhiệm vụ của Ban Kiểm soát là giúp Hội đồng thành viên Tập đoàn thực hiện việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc và của người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn vào các công ty khác.

Thứ ba: Tổ chức sắp xếp các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Dệt - May Việt Nam

Phần lớn các đơn vị thành viên trong Tập đoàn được xây dựng trên cơ sở hạch toán độc lập và những đơn vị còn lại trong Tập đoàn được hạch toán phụ thuộc dựa trên điều lệ tổ chức và hoạt động riêng; những đơn vị sự nghiệp của VINATEX được xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Mặt khác, Điều lệ và Quy chế hoạt động của toàn Tập đoàn đều do Hội đồng thành viên Tập đoàn phê chuẩn phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ hoạt động chung của toàn Tập đoàn Dệt - May Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận án, tác giả đã tập trung giải quyết các nội dung sau:

Một l: Luận án căn cứ vào chiến lược, quan điểm và mục tiêu phát triển của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam để đưa ra các nguyên tắc cần quán triệt trong hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Hai là: Luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam bao gồm các giải pháp hoàn thiện cơ chế tạo lập và huy động vốn; giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản; Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận; giải pháp hòa thiện cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Ba là: Để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tác giả luận án cũng đưa ra 2 nhóm giải pháp điều kiện từ phía Nhà nước và từ phía bản thân tập đoàn.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các TĐKT là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, luôn được sự quan tâm của cả các cơ quan quản lý nhà nước, các TĐKT và toàn xã hội. Qua việc nghiên cứu đề tài ‟Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam”, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam và góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

Luận án đã đạt được những kết quả nghiên cứu có những đóng góp khoa học sau đây: - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản TĐKT và cơ chế quản lý tài chính của các TĐKT. Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và các công ty con trong TĐKT; các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế tài chính của các TĐKT.

- Chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ quản lý tài chính của một số TĐKT trên thế giới để có thể xem xét vận dụng ở Việt nam.

- Phản ánh và đánh giá đúng thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt Nam hiện nay trên các nội dung cơ bản: cơ chế huy động tạo lập vốn; cơ chế đầu tư, sử dụng vốn; cơ chế phân phối lợi nhuận; cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong Tập đoàn.

- Chỉ ra được những ưu điểm và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính hiện tại của Tập đoàn Dệt May Việt nam; làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để có biện pháp khắc phục.

- Đã đề xuất được các nguyên tắc cơ bản để định hướng cho việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt nam.

- Đề xuất được hệ thống những giải pháp phù hợp, khả thi để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dệt - May Việt Nam.

- Đề xuất 2 nhóm giải pháp có tính chất điều kiện cho việc hoàn thiện cơ chế quan lý tài chính tại Tập đoàn Dệt - May Việt nam.

Mặc dù tác giảđã hết sức cố gắng, song do trình độ nghiên cứu và khả năng có hạn, luận án của tác giả khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong muốn được các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn đọc

đóng góp ý kiến để nghiên cứu sinh có thể hoàn thiện luận án cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài sau này.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)