- Phương thức giám sát tài chính
1.3.1.1 Tập đoàn dầu khí Petronas – Malaysia
Năm 1974 Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas ( Petrolium National Berhal) được thành lập. Petronas là Tập đoàn thuộc quyền quản lý và sở hữu của Nhà nước Malaysia. Quá trình hình thành và phát triển, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas mang lại rất nhiều bài học và kinh nghiệm cho các TĐKT ở Việt Nam trong đó có Tập đoàn Dệt - May Việt Nam
* Về cơ cấu quản lý của Tập đoàn dầu khí Petronas
Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas – Malaysia được tổ chức theo mô hình Holding Company (công ty Mẹ - công ty Con), là dạng một công ty cổ phần của nhiều dạng công ty khác. Trong đó:
Công ty Mẹ (công ty cấp I): quản lý trực tiếp 76 Công ty, trong đó có cổ phần:
+ Bằng 100% vốn của công ty mẹ gồm 35 công ty
+ Lớn hơn hoặc bằng 51% vốn của công ty mẹ là 16 công ty. + Nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn của Công ty mẹ là 25 công ty
Công ty thành viên của Tập đoàn (công ty cấp II) trực tiếp quản lý 19 Công ty
+ Bằng 100% vốn của Công ty cấp II là 06 Công ty
+ Lớn hơn hoặc bằng 51% vốn của Công ty cấp II là 06 Công ty + Nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn của Công ty cấp II là 07 Công ty
Công ty thành viên của Công ty thành viên ( Công ty cấp III) quản lý trực tiếp 21 Công ty gồm:
+ Bằng 100% vốn của Công ty cấp III là 12 Công ty
+ Lớn hơn hoặc bằng 51% vốn của Công ty cấp III là 05 Công ty + Nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn của Công ty cấp III là 04 Công ty
Công ty cấp IV trực tiếp quản lý 04 Công ty gồm: + Bằng 100% vốn của Công ty cấp III là 01 Công ty
+ Lớn hơn hoặc bằng 51% vốn của Công ty cấp III là 0 Công ty + Nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn của Công ty cấp III là 03 Công ty
* Về cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn dầu khí Petronas – Malaysia - Cơ chế tạo lập và huy động vốn của Tập đoàn Petronas
Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas được Chính phủ Malaysia giao quyền sở hữu quản lý nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Petronas phát triển nhanh chóng và bền vững.
Chính phủ Malaysia rất quan tâm đến việc tạo ra cơ chế quản lý tài chính nhằm tạo điều kiện cho Tập đoàn dầu khí Petronas có điều kiện tích tụ tập trung vốn như: chỉ thu thuế trong hoạt động khai thác dầu khí; lãi sau thuế của Tập đoàn dầu khí Petronas được giữ lại toàn bộ để tái đầu tư; Chính phủ chỉ thu thuế 06 tháng/lần bao gồm các loại thuế mà Petronas thay mặt Chính phủ Malaysia thu của các nhà đầu tư nước ngoài. Với tư cách là cổ đông lớn nhất, Chính phủ chỉ thu cổ tức 01 lần/ năm và vào cuối năm, để tạo điều kiện cho Tập đoàn dầu khí Petronas có một khoảng thời gian chiếm dụng vốn tạm thời và không phải trả lãi, chính điều này đã tạo điều kiện cho Petronas giải quyết được khó khăn tạm thời về vốn. Mặt khác, Chính phủ Malaysia có chính sách quản lý ngoại hối rất thông thoáng cho phép Tập đoàn dầu khí Petronas được sử dụng linh hoạt các loại ngoại tệ mạnh.
Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn dầu khí Petronas tích tụ, tập trung vốn từ nguồn vốn trong nước. Chính phủ Malaysia rất quan tâm đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí. Để thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Malaysia đã thành công trong việc kết hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài với chiến lược phát triển công nghiệp hóa đất nước ở từng thời kỳ. Chính phủ Malaysia đã tạo ra các cơ chế chính sách khuyến khích cởi mở và thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn Malaysia đã
tạo điều kiện cho Tập đoàn dầu khí Petronas phát triển mạnh và trở thành Tập đoàn dầu khí lớn có tên tuổi trong khu vực và trên thế giới.
Chính phủ Malaysia áp dụng hàng loạt các biện pháp tích cực như ban hành hệ thống luật pháp nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài (luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật dầu khí,…), bên cạnh đó, các luật này thường xuyên được tổng kết đánh giá, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử cụ thểđể tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh và thông thoáng đảm bảo hoạt động cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống luật pháp và thuếđối với hoạt động dầu khí luôn được bổ sung sửa đổi theo hướng đơn giản dễ thực hiện, đặc biệt thuế suất được nghiên cứu theo chiều hướng giảm dần.
Song song với việc khuyến khích đầu tư nước ngoài, Chính phủ Malaysia cũng quan tâm rất nhiều đến sự phát triển đồng bộ của các công ty trong nước và có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào các hoạt động phân phối, cung cấp các dịch vụ cho hoạt động dầu khí đặc biệt là lĩnh vực phân phối xăng dầu thì phải có sự liên doanh, liên kết với các công ty trong nước, mức tham gia tối thiểu của các công ty trong nước là 30%. Công tác đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho các nhà đầu tư cũng nhưđược ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi.
Ngoài ra, Chính phủ Malaysia còn thiết lập một hệ thống các quy định về quản lý các thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính,… rất thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Malaysia.