Huy động vốn cho Tập đoàn DệtMay Việt Nam từ các tổ chức tín dụng trong nước

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 99 - 102)

Từ những nguồn vốn đã trình bày ở trên thì nguồn vốn được huy động từ các ngân hàng thương mại là quan trọng nhất. Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được chuyên môn hóa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại có khả năng đáp ứng phần lớn các nhu cầu về vốn của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước và các tổ chức cá nhân của nền kinh tế, trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Hoạt động vay vốn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại các ngân hàng thương mại được diễn ra thuận lợi với chi phí vay vốn tương đối thấp so với việc vay vốn của các tổ chức cá nhân khác. Các ngân hàng thương mại là những tổ chức kinh doanh tiền tệ có độ an toàn cao, đa dạng và linh hoạt trong việc giao dịch vốn vay của Tập đoàn tại các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động nguồn vốn của Tập đoàn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trong điều kiện hiện nay, suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra hết sức phức tạp và nền kinh tế nước ta cũng chịu tác động không nhỏ bởi sự suy thoái đó. Vì vậy, việc khai thác nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh tại Tập đoàn từ các ngân hàng thương mại cũng gặp không ít khó khăn. Cho nên, Tập đoàn cần xây dựng cho mình những bước đi phù hợp với tình hình thực tế của mình. Mặt khác, cơ chế quản lý tài chính - tín dụng, chính sách tài chính - tiền tệ và các dịch vụ của các ngân hàng thương mại; những thủ tục hành chính và cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn nhiều bất cập so với tình hình phát triển của Tập đoàn. Vấn đề quan trọng đối với việc sử dụng vốn tại Tập đoàn là Nhà nước cần xây dựng một cơ chế tài chính phù hợp nhằm kiểm soát tín dụng đối với các ngân hàng thương mại.

Trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ là đối tác quan trọng của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong việc cung cấp nguồn vốn tín dụng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các công ty thành viên. Các ngân hàng thương mại có quan hệ mật thiết với Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong việc cung cấp nguồn vốn tín dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Tuy nhiên, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chỉ được vay vốn của các NHTM không được vượt quá một

tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng. Mặt khác, việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau làm cho nhu cầu về vốn của Tập đoàn ngày tăng mạnh. Để Tập đoàn Dệt May Việt Nam có đủ vốn để thực hiện tốt mục tiêu của mình là điều không dễ dàng đối với các NHTM bởi vì các NHTM còn phải cung cấp vốn cho các Tập đoàn và các tổ chức kinh tế khác.

Vấn đềđặt ra cho các NHTM và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là phải giải quyết được khối lượng vốn vay và bảo lãnh của Tập đoàn. Đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam do quy mô sản xuất kinh doanh của Tập đoàn ngày càng được mở rộng thì việc đưa ra giới hạn lượng vốn huy động từ các NHTM đối với Tập đoàn ngày càng chặt chẽ. Mục tiêu của việc đưa ra giới hạn cung cấp tín dụng cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam nhằm đảm bảo sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các công trình, dự án, góp vốn liên doanh… Vinatex vay bằng nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng phát triển) và vay hỗ trợ lãi suất từ các ngân hàng thương mại như Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam đểđầu tư các dự án như dự án 4 vạn cọc sợi tại Công ty CP Sợi Phú Bài (290 tỷ đồng), dự án Cụm Công nghiệp Hòa Khánh Đà Nẵng (870 tỷđồng), Dự án Nhuộm Yên Mỹ (240 tỷđồng)

Bảng 2.9. Tổng hợp vốn vay từ các tổ chức tín dụng giai đoạn 2008-2013 tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam (31/12)

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Vay nợ ngắn hạn

và dài hạn 4.997 4.804 5.610 5064 5290 5386

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Tập đoàn Dệt May Việt Nam (31/12)

Nguồn vốn này có đặc điểm: thủ tục vay đơn giản, chi phí thấp, thuận lợi trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng, các điều kiện ràng buộc không khắt khe như việc vay vốn tại các ngân hàng nước ngoài. Mặt khác, thực tế cho thấy việc huy động vốn từ các NHTM của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xuất hiện những khó khăn

vướng mắc về giới hạn tín dụng mà Tập đoàn được phép vay từ một NHTM. Trong thực tế, nhu cầu về vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam là rất lớn bởi Tập đoàn phải mở rộng quy mô kinh doanh, từng bước đổi mới công nghệ sản xuất, khi đó Tập đoàn cần huy động một lượng vốn lớn từ các NHTM có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động tín dụng giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam với các NHTM chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Bởi vì, Tập đoàn chưa xây dựng cho mình một cơ sở pháp lý chặt chẽ về các quan hệ tín dụng giữa Tập đoàn và các NHTM. Nguyên nhân là do sự thiếu đồng bộ trong việc hình thành cơ chế quản lý tài chính trong nền kinh tế thị trường đã làm hạn chế cho việc huy động vốn cũng như tiến hành các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)