Cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính trong nội bộ Tập đoàn dầu khí Petronas

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 54 - 59)

Tập đoàn Petronas thực hiện việc giám sát hoạt động tài chính bằng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí được thiết lập một cách chi tiết, đầy đủ và khoa học, điều này được thể hiện rất rõ ở các chỉ tiêu như: Đảm bảo tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đặt ra; bảo toàn vốn và tài sản; các rủi ro trong đầu tư. Đặc biệt là việc thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí, công tác phân tích các hoạt động của của Tập đoàn là vô cùng quan trọng và đưa ra các khuyến nghị, yêu cầu đầu tư đúng đắn. Nhờ việc tổng hợp và phân tích thông tin chính xác, ban lãnh đạo Tập đoàn điều hành chỉđạo và quyết định những biện pháp kinh doanh kịp thời và hiệu quả. [20, tr 47]

1.3.1.2 Tp đoàn Prance Telecom Cng hòa Pháp

Năm 1987, Cộng hòa Pháp thực hiện mở cửa thị trường viễn thông của mình. Sau khi thực hiện chính sách này, trên thị trường của Pháp có trên 900 công ty với tư cách là nhà cung cấp hoặc nhà khai thác dịch vụ BCVT. Sau ba năm chuẩn bị tháng 3 năm 1991, Tập đoàn France Telecom của Cộng hòa Pháp được thành lập trên cơ sở tách biệt quản lý Nhà nước và kinh doanh về BCVT. France Telecom được tách riêng hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định về BCVT do một tổ chức quản lý thống nhất Associate Regulations Telecom (ART – trực thuộc Hạ viện Pháp) điều tiết. Tổ chức này ban hành các quy định quản lý thống nhất tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, các quy định dựa trên cơ sở luật ban hành trong và các quy định của Liên minh Châu Âu về BCVT.

France Telecom là Tập đoàn kinh tế sở hữu chủ yếu là Nhà nước, có nhiều công ty thành viên trực thuộc, phạm vi hoạt động trên toàn bộ lãnh thổ Pháp, kinh doanh tại

nhiều nước trên thế giới. Tổ chức sản xuất kinh doanh của France Telecom được chia sự quản lý theo các trung tâm vùng (5 vùng). Sau đây là một số nội dung về cơ chế quản lý tài chính của France Telecom:

* Cơ chế qun lý vn ca France Telecom

France Telecom huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn góp của Chính phủ Pháp với tư cách là một nhà đầu tư chiếm 69%. Năm 1996, France Telecom thực hiện phát hành cổ phiếu, cổ phần hóa một số công ty hoạt động tương đối độc lập trong lĩnh vực thông tin di động, bưu chính, công nghiệp viễn thông và một phần lớn trong khai thác các dịch vụ điện thoại truyền thống. Việc trả cổ tức cho các cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh nhưng thường trích 2/3 lợi nhuận để chia. Bên cạnh đó, France Telecom chú trọng đến phát triển mạng lưới các nhà khai thác dịch vụ để thu hút vốn đầu tư của các công ty thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Chính vì thực hiện đa dạng hóa sở hữu France Telecom đã khai thác được gần 12 tỷ USD cho đầu tư kinh doanh.

* Cơ chế qun lý chi phí, doanh thu và li nhun

France Telecom thực hiện quản lý chi tiết doanh thu theo vùng và hợp nhất báo cáo doanh thu tại France Telecom. Các trung tâm vùng có thể quyết định mức chi phí đối với từng khoản mục phí dưới sự hướng dẫn của France Telecom. Vì vậy, mức lợi nhuận cũng được xác định cho từng vùng và mỗi vùng lại có các phương án xác định lợi nhuận cho mỗi đơn vị thành viên, nhưng đều tuân theo một nguyên tắc chung đó là việc phân phối lợi nhuận phụ thuộc vào mức độ sở hữu của CSH đối với công ty.

* Cơ chế kim soát tài chính ca Tp đoàn France Telecom

Việc kiểm soát tài chính của France Telecom thực hiện chủ yếu thông qua ban kiểm soát tài chính trực thuộc France Telecom. Ban kiểm soát tài chính bao gồm các thành viên tại các trung tâm vùng (thành viên này không thuộc biên chế của trung tâm vùng mà trực thuộc trực tiếp Tập đoàn), các thành viên này có nhiệm vụ thu thập số liệu và phân tích các thông tin kế toán tài chính, thực hiện kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua thu thập các thông tin liên quan, giúp các nhà quản lý đưa ra

các quyết định đúng đắn. Các trung tâm vùng có nhiệm vụ thực hiện hạch toán riêng biệt để xác định lợi nhuận cho từng vùng.

Tuy nhiên, lại có sự phối hợp với France Telecom để hợp nhất báo cáo tài chính cho toàn Tập đoàn. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý kế toán tại Paris thực hiện ban hành chếđộ tài chính kế toán nội bộ cho toàn Tập đoàn trên cơ sở chế độ quản lý tài chính của Chính phủ Pháp đối với công ty. Thực hiện lập trình các phần mềm kế toán tài chính thống nhất trên toàn quốc một số loại mã hóa (mã hóa khách hàng, mã hóa một số tài sản chuyên biệt,…) để có thể kiểm soát trên toàn quốc. Thông thường bên cạnh bộ phận kế toán tài chính và bộ phận kiểm soát tài chính (số người bằng khoảng ½ của bộ phận kế toán tài chính) thực hiện giám sát liên tục tình hình tài chính và trợ giúp bộ phận kế toán tài chính mỗi khi cần. [31, tr 49]

1.3.1.3 Tp đoàn Gerneral Motors Corpotation Hoa K (GM)

Năm 1916 Tập đoàn GM được thành lập tại Hoa Kỳ. Tập đoàn GM được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa các công ty sản xuất Ô tô. Sau khi thành lập, ngoài việc sản xuất ô tô GM còn tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau trên thị trường nước Mỹ và thế giới, trải dài từ Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu, Châu Phi các ngành nghề khác như: hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại, hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay GM là một trong những Tập đoàn kinh doanh hàng đầu thế giới về lĩnh vực ô tô. Hiện nay sản phẩm ô tô của Tập đoàn có mặt trên 200 quốc gia, vùng và lãnh thổ trên thế giới, ngoài ra Tập đoàn còn cung cấp thêm một số lĩnh vực như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ viễn thông, và các dịch vụ khác…Doanh thu hàng năm của Tập đoàn khoảng 200.000.000.000 USD, giá trị tổng tài sản của Tập đoàn ước đạt khoảng 400.000.000.000 USD với số lượng nhân viên khoảng 400.000 người. Với quy mô như trên cho thấy Tập đoàn GM là một Tập đoàn lớn có uy tín trên thị trường thế giới.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn đã xây dựng cho mình cơ chế quản lý vốn khoa học, hợp lý, từng bước thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn. Để thực hiện tốt những mục tiêu mà Tập đoàn hướng tới, năm 1919 Tập đoàn GM đã hình thành công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn – GM Acceptant Corproration, mục tiêu thành lập công ty tài chính nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho các thành viên (đại lý) bán hàng của GM.

Hiện nay, GM Acceptant Corproration hiện đang tham gia hoạt động trên một số lĩnh vực như: Cung cấp tín dụng cho khách hàng mua ô tô; hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cầm cố và tham gia tài trợ cho các hoạt động thương mại. Ngoài những hoạt động trên, GM Acceptant Corproration còn tham gia quá trình điều tiết nguồn vốn phục vụ mọi hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, từng bước cải thiện mối quan hệ của GM với thị trường trong nước và quốc tế, tập trung khai thác nguồn lực tài chính từ những thị trường vốn có giá rẻđể tập trung nguồn lực phục vụ cho những dự án đầu tư lớn của GM.

Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh GM thực hiện quá trình điều chuyển nguồn vốn giữa các đơn vị thành viên theo cơ chế của Tập đoàn chứ không sử dụng biện pháp hành chính đểđiều chuyển, nếu các công ty trong Tập đoàn thừa vốn sẽ được huy động và công ty GM Acceptant Corproration thực hiện theo nguyên tắc cho vay, khi đó các công ty trong tập đoàn thiếu vốn thực hiện vay tín dụng của công ty tài chính GM Acceptant Corproration. Đây là một biện pháp hữu hiệu trong việc thực hiện linh hoạt cơ chế quản lý nguồn vốn của GM được áp dụng khoa học trong từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tiễn của Tập đoàn.

Cơ chế qun lý chi phí, doanh thu và li nhun ca Gerneral Motors Corpotation Hoa K

Bên cạnh cơ chế quản lý vốn, GM còn xây dựng cho mình một cơ chế quản lý chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Việc kiểm soát nguồn lực tài chính của Tập đoàn được thực hiện rất chặt chẽ, bộ phận tài chính của Tập đoàn đã hình thành các nhóm chuyên gia để quản lý các nhóm ngành kinh doanh của Tập đoàn, các nhóm chuyên gia này

hàng tháng kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của các công ty thành viên trong Tập đoàn (phần lớn được thực hiện thông qua mạng truyền số liệu trong Tập đoàn). Căn cứ vào các số liệu tài chính được thể hiện qua các báo cáo tài chính do các công ty thành viên cung cấp, các nhóm chuyên gia này tiến hành phân tích tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên để có tư vấn cho Chủ tịch Tập đoàn và người quản lý công ty thành viên để họ có thể đưa ra những quyết định điều hành hoạt động SXKD của các công ty thành viên và Tập đoàn một cách khoa học, hợp lý để đạt được mục tiêu mong muốn của Tập đoàn.

Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của Tập đoàn và các công ty thành viên trong Tập đoàn thường căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính đểđánh giá, phân tích nhằm giám sát và đưa ra những giải pháp phát huy những mặt được hay khắc phục những tồn tại để mọi hoạt động của Tập đoàn đạt được mục tiêu đề ra. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và các thành viên trong Tập đoàn được thể hiện bằng lợi nhuận đạt được sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, cơ chế phân phối lợi nhuận trong Tập đoàn được thực hiện theo quyết định của Đại hội cổ đông được họp thường niên hàng năm, thông thường là cuối năm tài chính.

1.3.2 Mt s kinh nghim trong vic hình thành cơ chế qun lý tài chính cho các Tp đoàn kinh tế Vit Nam các Tp đoàn kinh tế Vit Nam

Thành công của các TĐKT trên thế giới trong việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn đã đạt được hiệu quả cao trong quá trình hoạt động SXKD. Những kết quả mà các TĐKT trên thế giới đạt được là những bài học quý báu cho các TĐKT Việt Nam trong việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính sao cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi Tập đoàn và được phản ánh trên những nội dung cơ bản sau:

Mt là: Cơ chế huy động và to lp vn

- Các TĐKT cần xây dựng cho mình một cơ chế dựa trên hình thức sở hữu đa thành phần và hình thức sở hữu tư nhân về vốn làm nòng cốt, từng bước giảm dần hình thức đơn sở hữu như hiện nay là Nhà nước là sở hữu 100% vốn trong các TĐKT, để

tránh tình trạng đồng sở hữu về vốn và đồng sử dụng nguồn vốn đó nhằm hạn chế những khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng nguồn lực vốn trong nội bộ TĐKT một cách linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho TĐKT.

- Từng bước xây dựng các trung gian tài chính trong các TĐKT như các Ngân hàng, công ty tài chính, Công ty bảo hiểm,...), nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn, điều hòa vốn của Tập đoàn, giúp cho các TĐKT luôn chủ động về vốn để thực hiện hoạt động đầu tư mở rộng quy mô SXKD của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Từng bước tăng năng lực và khả năng đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Mặt khác, các TĐKT có quy mô mục đích kinh doanh khác nhau, vì vậy cần phải nghiên cứu một cách khoa học và hợp lý nhằm hình thành các trung gian tài chính sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng Tập đoàn, tránh những quyết định mang tính chủ quan để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh đối với các TĐKT.

- Đa số các TĐKT khi thành lập vốn của Tập đoàn đều thuộc sở hữu Nhà nước, độc quyền trong kinh doanh; cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, các Tập đoàn kinh tế từng bước được chuyển đổi sang hình thức đa sở hữu và hoạt động dưới hình thức của các công ty cổ phần. Trong quá trình chuyển đổi, tỷ lệ do Nhà nước sở hữu vẫn chiếm một tỷ lệđáng kể phù hợp với điều kiện của các TĐKT trong từng giai đoạn cụ thể, tuân thủ luật pháp của từng quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều hành nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

- Nhng ngành và lĩnh vc có tác động ln đến nn kinh tế, hình thành công ty m, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối và vai trò nòng cốt trong các TĐKT.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)